Màu sắc cũng là một ngôn ngữ. Thể hiện điều thương hiệu muốn nói thông qua màu sắc là một nghệ thuật. Cùng Chúng tôi tiếp tục tìm hiểu về cách “Sử dụng màu sắc trong xây dựng thương hiệu” (kỳ 2) nhé!.
06. Tím – Quí phái, Nghiêm trang, Thiêng liêng và Bí ẩn
Ý nghĩa: Màu tím khá là kém thu hút người xem. Nó mang một nét bí ẩn, hiện diện cho sự quý phái, sang trọng. Màu tím đậm thường thể hiện sự xa xỉ hoặc giàu có trong khi tím của hoa oải hương thì khá dịu dàng và nữ tính pha lẫn một chút hoài cổ .
Lời khuyên cho việc sử dụng: Qua các nghiên cứu, màu tím luôn thu hút phái nữ và được lựa chọn hàng đầu. Nhìn chung, màu tím không phải là màu sắc phổ biến dùng để thiết kế thương hiệu nhưng trên thực tế, Cadbury chính là thương hiệu màu tím và được xếp vào danh sách 100 thương hiệu giá trị nhất của Forbes từ 2014.
Intu by Heydays
Màu tím không được nhiều người ưa thích lắm nhưng đối với danh thiếp cho Intu, màu tím kết hợp với màu xám đã tạo đã thu hút khá nhiều người.
Tidepool by Moniker
Màu tím trong danh thiếp của công ty phần mềm Tidepool chẳng có chút nào thu hút tuy nhiên, màu tím nền (Tương phản với mid-blue và trắng) lại thể hiện sự sang trọng và quý phái.
Bella Casa by Jack Muldowny
Danh thiếp được thiết kế cho Louisville của công ty nội thất Bella Casa mang phong cách Pháp với mục đích thể hiện sự biết ơn đối với nhà Victorian. Sự dịu dàng, cổ kính và tình cảm đều được thể hiện một cách sâu sắc qua thiết kế mang màu tím chủ đạo.
07. Màu nâu – Hữu cơ, Sức khoẻ, Đơn điệu, Chân thực
Ý nghĩa: Màu nâu được sử dụng nhiều cho các dự án về phân hữu cơ, các thức ăn tự nhiên và những sản phẩm làm đẹp. Lấy cảm hứng từ thiên nhiên, màu nâu đại diện cho sức khoẻ, ngăn nắp và gọn gàng. Nếu kết hợp chung với những màu khác thì màu nâu sẽ làm cho thương hiệu của bạn nổi bật hơn và tạo ấn tượng mạnh mẽ.
Lời khuyên cho việc sử dụng: Hãy thận trọng khi sử dụng màu nâu vì nó có thể khiến cho người khác cảm thấy hơi dơ bẩn . Tuy nhiên nếu sản phẩm của bạn là các mặt hàng đất, sỏi, đá thì màu nâu là màu sắc thích hợp để sử dụng để quảng cáo thương hiệu.
Clay by Designbolaget
Bộ nhận diện thương hiệu của Clay với tông màu nâu, phù hợp với những hoa văn hoạ tiết được sử dụng và thường dùng để trang trí trong các bảo tàng nghệ thuật gốm sứ, đồ thủ công. Màu nâu truyền tải nên những chất liệu cơ bản quý giá.
Everybody Loves Fish & Chips by Studio-JQ
Đây là bộ nhận diện thương hiệu Everybody Loves Fish & Chips với tông màu nâu và hoạ tiết con cá trên chất liệu giấy đã truyền đạt một cảm giác trong lành, tự nhiên.
XYY by Maurizio Pagnozzi
Maurizio Pagnozzi thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho shop thời trang XXY sử dụng màu nâu sáng và tối, gỗ hạt nâu làm cho thương hiệu trở nên đơn giản, bền bỉ và hài lòng hơn.
08. Màu hồng – Nữ tính, Ủy mị, Lãng mạn.
Ý nghĩa: Màu hồng là màu sắc dành cho phái nữ thể hiện sự dịu dàng và thuỳ mị. Giống như tất cả các màu sắc khác, hồng gồm nhiều loại khác nhau và tuỳ theo cường độ mà màu hồng có những ý nghĩa khác nhau. Màu Pale Pink thường được dành cho những cô gái, thể hiện sự ngọt ngào trong khi Dusty Pink thì khá thu hút tình cảm và Light Pink lại mang hơi hướng lãng mạn. Bên cạnh đó màu Hot Pink lại thể hiện sức trẻ, tràn đầy năng lượng, niềm vui và sự hứng thú.
Lời khuyên cho việc sử dụng: Đồng cảm với không khí và cảm giác bạn muốn tập trung và chọn màu hồng của mình cho phù hợp. Đừng ngại khi sử dụng hồng cho các thương hiệu (giống T-Mobile) vì bạn sẽ dễ dàng nhắm sản phẩm của bạn vào từng đối tượng cá nhân nói riêng hơn là toàn bộ khách hàng nói chung.
Eleanor Finch by Studio Lane
Sam Lane đặc biệt chọn màu sáng cho nhiếp ảnh, danh thiếp của Eleanor Finch chủ yếu nhắm mục tiêu là khách hàng nữ. Tuy nhiên, hình ảnh màu đen và kiểu dáng đơn giản lại giữ nét hiện đại mà không bị “nữ tính”.
British Independent Film Festival
Ở đây, Lane sử dụng màu hồng tươi sáng cho British Independent Film Festival. Với mong muốn thu hút sự chú ý, ông kết hợp nó với nghệ thuật chữ, thu hút sự năng động của giới trẻ.
Georgia Gamborgi by Studio Alice
Pale Pink kích thích thị giác đầy màu cho kiến trúc sư Georgia Gamborgi. Mặc dù màu hồng hiện diện cho sự lãng mạn và ngọt ngào nhưng ở đây,nó thể hiện những bức hoạ đáng nhớ đó là trẻ trung sôi động.
09. Đen – Tinh vi, Lộng lẫy, Trang trọng, Nỗi sầu.
Ý nghĩa: Không có lý do gì mà ta không chọn màu đen, một trong các màu sắc có khả năng thu hút nhất – màu đen nếu được sử dụng thích hợp sẽ tạo ra sự khác biệt, dễ nhớ và làm nổi bật tính chất của thương hiệu. Hãy xem về các hoạ tiết, hoa văn sao cho phù hợp với thương hiệu mà bạn đang cần quảng cáo.
Lời khuyên cho việc sử dụng: Tương phản với màu sắc tươi sáng, đen được sử dụng cho những vật liệu kim loại hoặc kết hợp với màu trắng sẽ trình bày bố cục đơn giản hơn. Hãy nghiên cứu về các hoạ tiết, hoa văn để thể hiện đúng thông điệp mà thương hiệu bạn muốn truyền đạt.
A Design Film Festival by Anonymous
Màu Matte Black với Glossy Black chính là hai màu rắc rối và khác biệt trong bộ nhận diện thương hiệu của A Design Film Festival thể hiện sự cổ điển, đậm đà và bắt mắt.
All For Show by Michael Wave
Đây là bộ nhận diện thương hiệu cho All For Show thể hiện sự xa xỉ, độc quyền với bảng màu đen nổi bật là viền vàng. Với bảng màu đen nổi bật kết hợp với viền vàng bên ngoài, bộ nhận diện thương hiệu của All For Show đã làm tăng nét hào nhoáng, độc quyền của thương hiệu.
SWG_Studio by SWG_Studi
SWG_Studio đã tái hợp lại bộ nhận diện thương hiệu của họ với phong cách văn phòng màu đen lồng vào các khối hình học đa dạng trông khá là chuyên nghiệp và nghiêm túc.
10. Trắng – Tinh khiết, Giản dị, Tối giản
Ý nghĩa: Màu trắng thể hiện sự giản dị, tinh khôi và hoàn hảo. Và nếu bạn muốn tìm một màu cho thương hiệu thì màu trắng sẽ mang đến cho bạn một thông điệp hoàn hảo, chẳng hạn như Apple – màu trắng tượng trưng cho sự đơn giản của sản phẩm cả về hình thức và chức năng của chúng. Những thiết kế màu trắng thường là những sản phẩm mang tính hiện đại, phong cách tối giản.
Lời khuyên cho việc sử dụng: Khi sử dụng màu trắng, thương hiệu của bạn khá khó để được nhận ra. Hãy chắc chắn rằng thương hiệu của bạn tối giản nhất để tạo được ấn tượng sâu với khách hàng.
Thomas Whiteman by Thomas Wightman
Nhà thiết kế Thomas Wightman đã tạo ra một hệ thống nhận diện thương hiệu mang phong cách riêng của chính mình. Gần như là trắng kết hợp với biểu tượng đen đã tạo nên một thương hiệu đơn giản và tinh tế.
Orto Botanico by Lucas Leo Catalano
Lucas Leo Catalano đã cho vườn thực vật Orto Botanico với màu chủ đạo là trắng tạo nên một tổng thể toàn diện và hoa văn sắc nét.
Hånvaerk by Savvy Studio
Nhận diện thương hiệu của Håndvaerk thể hiện sự tinh tế, đơn giản và xa hoa. Điều này truyền đạt sự tinh khiết, minh bạch và trong sạch.
11. Đa sắc
Ý nghĩa: Bạn nghĩ như thế nào khi logo có nhiều màu, chẳng hạn như Google, Olympics và NBC ? Người ta sử dụng đa sắc để thiết kế logo với mục đích chỉ toàn thể dân số, quốc gia.
Lời khuyên cho việc sử dụng: Sử dụng càng nhiều màu thì cần phải chi nhiều chi phí tiền hơn trong việc in ấn (không tính màu kỹ thuật số). Hãy chú ý đến việc lựa chọn màu sắc của bạn với công việc in ấn và kỹ thuật số để đưa đến những sản phẩm tốt đẹp của màn hình máy tính và các loại máy in.
New Image Systems by boymeetsgirl
New Images Systems có 6 nhân viên và mỗi nhân viên đảm nhiệm một màu. Chúng được kết hợp bởi đường chéo và màu xám từ logo N. Nhìn chung, thiết kế này truyền đạt khái niệm về các con số.
Giddy+Up by Studio-JQ
Giddy+Up đã sử dụng font chữ Helvetica, với poster mang phong cách Thuỵ Điển và biểu tượng con ngựa. Chiếc áo sử dụng nhiều màu sắc để làm nổi bật sự kiện đua ngựa.
Hello Ruby by Kokoro & Moi
Kokoro & Moi và Hello Ruby thích tạo ra những màu sắc tươi sáng trẻ trung. Nó thể hiện trí tưởng tượng đa dạng phong phú của những cô gái với các màu sắc rõ nét và bắt mắt làm thu hút thị giác, kích thích tính tò mò.
Bạn đã sẵn sàng nhấn mạnh màu sắc vào thương hiệu của bạn chưa ?
Chọn đúng màu cho thương hiệu của bạn thì không dễ nhưng đó là điều quan trọng và bạn nên bỏ thời gian để chọn màu sắc bạn nghĩ là tốt nhất để thể hiện cho thương hiệu của bạn. Bắt đầu với những câu hỏi này :
Từ khoá nào dành cho thương hiệu của bạn ?
Màu sắc nào liên quan đến từ khoá đó ?
Màu gì phù hợp với đặc điểm của sản phẩm / dịch vụ?
Đối thủ của bạn sử dụng màu gì ?
Hãy cùng kiểm tra Cymbolism, từ khoá nào phù hợp với màu sắc và ảnh hưởng với cảm xúc của bạn.
Nguồn: designschool.canva.com| ST: Chu Lai