Thiết kếTin tức

Lịch sử gam màu cam: từ lăng tẩm tới nghệ thuật đương đại

By 13 Tháng Mười Một, 2019 Tháng Mười Một 22nd, 2019 No Comments
Màu cam là gam màu nóng, là sắc màu của tự nhiên tượng trưng cho năng lượng và sức sống mãnh liệt. Nó đi liền với sự vui tươi, nhẹ nhàng và tươi mát.

Cam là một gam màu có kích thích mạnh tới thị giác con người, chi phối hành động của họ. Vậy điều gì đã tạo nên hiệu ứng này? Trong một vài nền văn hóa, nó được ví như một gam màu của thần thánh, ở một vài nền văn hóa khác, nó là tượng trưng cho hoàng tộc. Nổi loạn và đầy táo bạo, màu cam gợi lên cảm giác nguy hiểm nhưng đầy kích thích.

Từ thời kỳ cổ đại, rất lâu trước khi khái niệm ‘màu cam’ ra đời, gam màu cam đã có ảnh hưởng lớn tới nhiều lĩnh vực. Không kể mang nhiều sắc thái vàng hay đỏ, nó đều được ưa chuộng bởi các họa sĩ trong suốt tiến trình lịch sử.

Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về lịch sử gam màu cam và tầm quan trọng của nó trong nghệ thuật, lịch sử và thiết kế.

 

orange-1

                                                                          Orpiment

Màu cam vào thời kỳ cổ đại

Màu cam đã xuất hiện từ hàng ngàn năm trước. Người Ai Cập cổ đại chiết xuất màu cam từ cây hùng hoàng. Tuy vậy, loài thực vật này chứa Asen, một loại độc tố mạnh được người Trung quốc sử dụng để diệt rắn và chế thuốc.

Một loại khoáng chất khác mang tên Orpiment cũng được sử dụng trong quá trình chế tác gam màu cam. Tương tự Asen, Orpiment cũng mang độc tố, là một thương phẩm đắt đỏ của đế quốc La Mã cổ đại. Cùng với chiết xuất cây hùng hoàng, hợp chất này sẽ tạo nên sắc vàng cho màu cam, được sử dụng để chế tác các bản thảo sơn son thếp bạc.

 

orange-2

                                                     Đầu nhụy hoa cây nghệ tây

                                  Nguồn gốc tên gọi

Một điểm thú vị là tại châu Âu, tới tận thế kỷ 16 thì gam màu này mới có một tên gọi chính thức. Trước đó, nó được gọi đơn thuần là màu vàng-đỏ. Trước khi tên gọi tiếng Anh ‘orange’ xuất hiện, người ta gọi nó là màu vàng nghệ để nhấn mạnh sắc thái nóng của nó. Về sau, màu cam được đặt theo tên gọi của một loại quả chin mọng, cách gọi này sau đó được áp dụng trong nhiều thứ tiếng . Orange trong tiếng Anh, Naranja trong tiếng Tây Ban Nha, Arancia trong tiếng Ý, và Iranja trong tiếng Bồ Đào Nha.

 

orange-3

                                          Thầy tu trong chiếc áo cà sa màu cam

                                 Giá trị biểu tượng

Cam là một gam màu đa sắc mang nhiều tầng ý nghĩa trong các nền văn hóa khác nhau. Nó được chưa chuộng trong tôn giáo châu Á bởi các thầy tu và giới tăng lữ theo đạo Phật đều mặc áo cà sa màu cam. Trong đạo Khổng, cam là màu sắc của sự biến chuyển. Tại Trung Quốc và Ấn Độ, nó được gọi là màu vàng nghệ, loại màu nhuộm đắt giá nhất trong khu vực. Điều này phản ánh tầm quan trọng của màu cam trong các nền văn hóa này, mà tại đây, nó được xem là sự kết hợp hoàn hảo giữa màu vàng và màu đỏ.

Trong đạo Phật, màu cam hay còn gọi là vàng nghệ, được sử dụng làm màu áo cà sa của giới tăng lữ. Nó tượng trưng cho sự hoàn hảo, là sắc thái cao nhất của sự soi sáng và giác ngộ. Bên cạnh đó, màu cam còn tượng trưng cho tri thức. Ngoài ra, cam là gam màu biểu tượng cho đạo Hindu bởi người theo đạo thường mặc quần áo sắc cam.

 

orange-5

                     Tác phẩm “Flaming June” của họa sĩ Sir Frederic Leighton, 1895

                               Ý nghĩa gam màu cam

Màu cam có quan hệ mật thiết với sự sinh sôi nảy nở và nữ thần hoa quả – Ponoma, vị thần thường xuất hiện trong chiếc áo choàng cam.

Trong hội họa phương Tây, màu cam được sử dụng phổ biến từ sau năm 1809, khi thuốc nhuộm cam lần đầu xuất hiện. Nó được ưa chuộng bởi họa sĩ thời kỳ tiền Raphael và họa sĩ trường phái Ấn tượng, để phác họa ánh sáng tự nhiên.

Gam màu cam khơi gợi sự ấm áp, niềm thích thú cùng sự tiêu khiển. Một số họa sĩ như Monet, Gauguin, và Touloues-Lautrec đã tận dụng tối đa hiệu ứng của nó. Monet khắc họa khung cảnh hoàng hôn với màu cam, Toulouse-Lautrec khắc họa năng lượng dồi dào của các vũ công Paris. Nhưng có lẽ, Vincent van Gogh là người trung thành với gam màu này nhất. Ông tự mình pha màu và tạo hiệu ứng tương phản giữa sắc cam với sắc xanh cùng sắc tím trong tranh.

 

orange-6

                      Tác phẩm “Grainstack” của Claude Monet, 1891

Ngày nay, gam màu cam vẫn còn nguyên giá trị. Nó khơi gợi vô vàn sắc thái đa dạng. Màu cam của quả bí ngô tượng trưng cho lễ hội hóa trang Halloween, sắc màu của lá cây lúc giao mùa, năng lượng tích cực của nó tượng trưng cho mùa hạ, đem lại xúc cảm tươi mát. Tuy vậy, màu cam sẽ tạo nên hiệu ứng không mong muốn khi không được sử dụng đúng cách. Bởi vậy, để sử dụng đúng cách, người nghệ sĩ cần lưu tâm tới hiệu ứng và phản hồi mong đợi.

Với tính chất bắt mắt, gam màu cam được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, với nhiều đối tượng: là màu sắc thiết bị bảo hộ và đồng phục của lính Hải quân Mỹ sau Thế Chiến thứ II, màu sắc chủ đạo của trang phục tù nhân tại Mỹ. Với sắc thái sáng tươi, nhà tù sẽ dễ dàng nhận diện và quản thúc tù nhân, ngay cả khi họ cố tình trốn chạy.

Màu cam đã hoàn toàn lấn át các gam màu khác trong hội họa nói riêng và đời sống xã hội nói chung trong hàng thế kỷ, với nhiều mục đích. Dù để khắc họa xúc cảm vui tươi trong hội họa hay được sử dụng làm màu sắc đồng phục bảo hộ của tầng lớp lao động, có một sự thật không thể chối cãi: nó là một gam màu bắt mắt với vô vàn hiệu ứng thị giác đa dạng.

 

orange-7

                                             Khung cảnh mùa thu