Kinh nghiệmTin tức

Kiến thức ánh sáng khi chụp ảnh trong nhà

By 15 Tháng Ba, 2021 No Comments

Sự pha trộn giữa các nguồn sáng có nhiệt độ màu khác nhau, cường độ và hướng chiếu khác nhau làm cho một thay đổi nhỏ của góc máy cũng có thể tạo nên bức hình hoàn toàn khác. Điều này khiến chụp ảnh trong nhà với nguồn sáng hỗn hợp không chỉ là ác mộng với những nhiều người mới cầm máy mà còn tạo ra khó khăn với không ít nhiếp ảnh gia nhiều năm trong nghề. Lily Sawyer, một nhiếp ảnh gia chuyên về đám cưới và chân dung đến từ London, sẽ giúp chúng ta giải quyết vấn đề này.

 

Ánh sáng hỗn hợp trong nhà

3-meo-nho-ve-nguon-sang-can-biet-khi-chup-anh-trong-nha-1

Lời khuyên chung khi chụp ảnh nội thất là hãy tắt tất cả nguồn sáng nhân tạo và bám vào một nguồn sáng duy nhất là ánh sáng tự nhiên. Một số nhiếp ảnh gia có thói quen sử dụng đèn chớp, và trong hầu hết các trường hợp, họ đều phải tinh chỉnh đèn để bảo đảm rằng thiết bị của họ phát ra ánh sáng có nhiệt độ màu tương tự như nguồn ánh sáng ban ngày ở xung quanh.

Ánh sáng tự nhiên, ngay cả khi có rất ít, vẫn là sự lựa chọn tốt nhất cho ảnh nội thất. Nếu độ sáng cao, bạn có thể giảm lượng ánh sáng bằng cách giảm tốc độ màn chập và cố định máy ảnh trên giá ba chân. Sẽ khó hơn nếu trong phòng có con người vì đối tượng của bạn sẽ liên tục hít thở và không thể giữ yên trong một khoảng thời gian dài. Lúc này, các nguồn ánh sáng nhân tạo như đèn chớp cả cơ học lẫn điện tử là được dùng làm nguồn sáng chính bởi vì bạn có thể dễ dàng kiểm soát nhiệt độ màu của đèn.

3-meo-nho-ve-nguon-sang-can-biet-khi-chup-anh-trong-nha-2

Tuy nhiên, bạn cũng nên thi thoảng phá vỡ các quy tắc để ghi lại những gì mắt đã thấy, bất kể nguồn sáng như thế nào. Điều này sẽ tăng cơ hội để bạn có được những bức hình hết sức độc đáo và vui tươi.

 

1. Hãy đảm bảo rằng ánh sáng đều khắp phòng

Mẹo nhỏ của tôi là kết hợp ánh sáng với ánh sáng. Chẳng hạn như bức ảnh này, ở phía dưới bên trái, cây thông Giáng sinh được trang hoàng rực rỡ bởi ánh sáng từ đèn trang trí đã được đặt trong một không gian rất sáng. Điều tương tự cũng xảy ra với bóng tối như trong bức ảnh bên phải khi rất nhiều ánh sáng mờ để án sáng la tỏa đều khắp phòng.

3-meo-nho-ve-nguon-sang-can-biet-khi-chup-anh-trong-nha-3

Nếu căn phòng của bạn có một góc rất tối và một góc rất sáng, bạn sẽ dễ dàng làm quá sáng bức ảnh khi điều chỉnh để làm lộ vùng tối một cách chính xác. Tương tự với trường hợp ngược lại. Các nhiếp ảnh gia giải quyết vấn đề này bằng cách chụp hai bức ảnh với độ phơi sáng đúng cách cho mỗi góc và hòa trộn nó để tạo ra một khung cảnh hoàn hảo. Phương pháp này phổ biến khi chụp trong phòng có đèn nền hay bạn đang đối mặt với một cửa sổ rất sáng và không thể sử dụng đèn chớp ngay lúc này.

3-meo-nho-ve-nguon-sang-can-biet-khi-chup-anh-trong-nha-4

Tuy nhiên, nếu bạn không có hoặc không muốn sử dụng Photoshop, thay vì đặt nguồn sáng nhân tạo của bạn, chẳng hạn như đèn bàn, trong một góc tối, hãy đặt nó vào một góc sáng. Làm như vậy ánh sáng phát ra sẽ trở nên đồng đều hơn. Ví dụ, khi đặt đèn bàn ở một góc tối, để hiển thị chính xác bóng tối xung quanh nó thì không gian quanh đèn bị phơi sáng quá mức. Ngược lại, giảm độ sáng của đèn sẽ khiến các chi tiết của vùng tối biến mất. Lúc này, nếu bạn sử dụng nguồn sáng khác để chiếu vào khu vực tối thì đèn bàn không còn là nguồn sáng duy nhất nữa. Cân bằng lượng ánh sáng giúp chụp ảnh không gian dễ dàng hơn.

 

2. Tạo chiều sâu bằng khẩu độ nhỏ và tốc độ màn trập chậm hơn

Bạn nên sử dụng khẩu độ trên f/5.6. Sở thích của tôi là f/8 và nếu cần là f/11. Chúng sẽ giúp bạn tập trung vào tất cả các chi tiết. Tuy nhiên, nếu bạn muốn tạo hiệu ứng xóa phông nền thì bạn sẽ phải tăng khẩu độ nếu sử dụng ống kính tiêu chuẩn. Nếu bạn đang sử dụng ống kính macro hoặc micro thì bạn nên dùng cả hai mức khẩu độ lớn và nhỏ. Biện pháp an toàn là chụp với ít nhất một lần với khẩu độ f/5.6. Những ảnh dưới đây được chụp bằng ống kính 24-70mm ở f/2.8.

3-meo-nho-ve-nguon-sang-can-biet-khi-chup-anh-trong-nha-5

Sử dụng khẩu độ nhỏ giúp giảm bớt vấn đề phơi sáng quá mức quanh nguồn sáng khi chụp một góc rất tối, đặc biệt nếu đó là nguồn sáng duy nhất. Ví dụ trong bức ảnh bên trái dưới đây, góc phòng khách được chiếu sáng bằng một chao đèn. Còn bức ảnh bên phải, bạn có thể thấy ánh sáng tự nhiên lọt qua hai cửa sổ. Nó trông lạnh hơn và trắng hơn nhiều so với ánh sáng từ đèn vàng ấm áp ở giữa khung hình.

 

3. Bỏ qua các quy tắc và nắm lấy tất cả những khoảnh khắc vui tươi

3-meo-nho-ve-nguon-sang-can-biet-khi-chup-anh-trong-nha-6

Bức ảnh nhà bếp ở trên có chứa tất cả các loại ánh sáng: ánh sáng tự nhiên từ cửa sổ, đèn chiếu ấm áp trên kệ nổi (phần tối nhất của toàn bộ không gian), hai đèn màu đỏ ở phía trước bên trái và một số đèn  nhỏ trang trí ở góc trên phải gần trần nhà. Khung cảnh này là những gì chúng ta nhìn thấy trong cuộc sống thực, vậy tại sao phải thay đổi để phù hợp với các quy tắc? Tại sao không nắm lấy nó để tạo nên một bức ảnh thực tế xuất sắc thay vì thay đổi thực tế để phù hợp với những điều người khác mong đợi!