Hồi giáo là cái nôi của một trong những nền kiến trúc nổi tiếng bậc nhất thế giới. Kiến trúc Hồi giáo nổi bật với màu sắc rực rỡ, họa tiết phong phú, và kết cấu đối xứng. Lối tiếp cận khác biệt này xuất hiện phổ biến trong vô vàn tác phẩm kiến trúc của người Hồi giáo kể từ thế kỷ thứ 7.
Mặc dù kiến trúc Hồi giáo là sự kết hợp của các phong cách đa dạng trên thế giới, có một số đặc điểm là nổi bật hơn cả, xuất hiện xuyên suốt các tác phẩm. Hiểu rõ những đặc điểm này, ta sẽ có một cái nhìn sâu sắc hơn về giá trị của kiến trúc Hồi giáo, trên phương diện mỹ học và lịch sử.
Thông tin sơ lược về kiến trúc Hồi giáo
Kiến trúc Hồi giáo cổ đại xuất hiện chủ yếu tại hai địa điểm: những đất nước theo đạo Hồi và những vùng đất bị chiếm đóng bởi người Hồi giáo trong suốt thời kỳ trung cổ. Bên cạnh các quốc gia Ả rập – như Algérie, Ai Cập, và Iraq thì kiến trúc Hồi giáo còn xuất hiện phổ biến tại một số nước châu Âu có nguồn gốc Moorish, bao gồm Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý, và Malta.
Mặc dù thường được liên hệ với nhà thờ Hồi giáo, phong cách kiến trúc này còn xuất hiện ở rất nhiều các công trình kiến trúc khác, từ cung điện, các công trình công cộng, cho tới lăng tẩm, và pháo đài quân sự. Sau đây là một vài đặc điểm định nghĩa kiến trúc Hồi giáo.
Ảnh: Lkadi Adil qua Wikimedia Commons CC BY-SA 4.0
Đặc điểm nổi bật
Tháp giáo đường
Tháp giáo đường là những ngọn tháp cao với mái vòm hình nón hoặc củ hành, với những ô cửa sổ nhỏ và một chiếc cầu thang kín bên trong tháp. Tháp giáo đường có mặt tại hầu hết các giáo đường Hồi giáo, được coi là một trong những đặc trưng lâu đời nhất của kiến trúc Hồi giáo. Các giáo sĩ Hồi giáo thường sử dụng ngọn tháp này để nhắc nhở các tín đồ về thời gian cầu nguyện: bình minh, buổi trưa, giữa chiều, xế chiều, và buổi tối. Đây cũng chính là công dụng chính của nó.
Khung cảnh giáo đường lúc xế chiều (Ảnh: photo desig qua Shutterstock)
Từ thế kỷ 11, một số giáo đường Hồi giáo đã được thiết kế với nhiều ngọn tháp, theo yêu cầu ban đầu của một vị vua.
Kiến trúc mái vòm
Tương tự một số trào lưu kiến trúc khác xuất hiện ở thời kỳ cổ đại như Phục hưng Ý, kiến trúc Hồi giáo cũng xuất hiện thiết kế hình mái vòm.
Mái vòm đá, ngôi đền Hồi giáo được xây dựng vào thế kỷ thứ 7, nằm trên núi Đền ở thành phố cổ Jerusalem là công trình kiến trúc Hồi giáo đầu tiên áp dụng thiết kế mái vòm. Mái vòm đá mang hơi hướng kiến trúc Hy Lạp với kết cấu bát giác và mái vòm gỗ, được mạ vàng vào thế kỷ 16. Khác với thiết kế mái vòm khác, Mái vòm đá nằm trên một mặt phẳng được chống đỡ bởi 16 cột trụ ngang dọc.
Mái vòm đá, núi Đền, Jerusalem, Israel
Công trình mái vòm cho phép đặt một vòm tròn trên một căn phòng hình vuông hoặc một mái vòm hình elip trên một căn phòng hình chữ nhật. Trong kiến trúc Hồi giáo, công trình mái vòm thường được trang trí với gạch vuông hoặc muqarnas – một loại hình điêu khắc.
Ảnh: Bjørn Christian Tørrissen qua Wikimedia Commons CC BY-SA 3.0
Thiết kế Mái vòm Muquarnas
Với thiết kế chạm trổ và họa tiết hoa văn, Muqarnas thường được liên tưởng tới chuông đá hoặc tổ ong. Mái vòm Muquarnas thường mang đơn sắc, được chạm trổ tinh xảo tạo hiệu ứng trái ngược với lớp ngói bao quanh.
Ảnh: Mostafameraji qua Wikimedia Commons CC BY-SA 4.0
Thiết kế hình cung
Một đặc trưng khác của kiến trúc Hồi giáo chính là kết cấu hình cung. Kết cấu này xuất hiện ở cả lối vào và phía bên trong, được chia làm bốn loại cơ bản: hình cung nhọn, đường xoi, móng ngựa, và hình lá.
Thiết kế cung nhọn thường được vát tròn ở hai bên và vót nhọn ở trên đỉnh. Sau này, thiết kế cung nhọn đã trở thành một đặc điểm quan trọng trong kiến trúc Gô-tích.
Ảnh: LeCaire qua Wikimedia Commons
Cung đường xoi có hình dạng tương tự cung nhọn. Tuy nhiên, hai cạnh của nó được uốn cong theo hình chữ S khi lên tới đỉnh, tạo cảm giác mềm mại hơn so với hình cung nhọn.
“Porta San’ Alippio,” nửa đầu thế kỷ 13, Venice, Italy
Cung móng ngựa (hay còn gọi là hình lỗ khóa) thường được liên hệ với kiến trúc Ma-rốc. Cung móng ngựa có hình dạng tròn hoặc nhọn, nổi bật với kết cấu mở rộng và thu nhỏ.
Ảnh: Citizen59 qua Wikimedia Commons
Tương tự cung móng ngựa, cung hình lá mang đặc điểm kiến trúc Ma-rốc, được tạo thành bởi nhiều hình lá, tạo thành hình dạng vỏ sò.
Ảnh: Escarlati qua Wikimedia Commons
Chi tiết trang trí tinh xảo
Cuối cùng, kiến trúc Hồi giáo được biết đến bởi các chi tiết trang trí nội thất xa hoa và lộng lẫy. Bên trong các công trình kiến trúc Hồi giáo được trang trí bởi vô cùng đa dạng với những tấm gạch lát tương tự đá quý được sắp đặt thành những tác phẩm trang trí hoa văn, kính vạn hoa, những bức thư pháp duyên dáng, tinh xảo.
Nội thất Nhà thờ Hồi giáo Sultan Ahmed (Ảnh: dade72 qua Shutterstock)
Như vậy, bên cạnh những mái vòm đồ sộ, thiết kế muquarnas và hình cung đầy mê hoặc thì các họa tiết trang trí, điêu khắc tinh xảo, tỉ mỉ cũng đã góp phần khẳng định giá trị lâu đời của kiến trúc Hồi giáo.
NGUỒN: MYMODERNMET/DESIGNS.SINHVU/SINHVU.COM