Chúc mừngTin tức

Khám phá lịch sử lâu đời của Line art – Nghệ thuật của đường nét

By 6 Tháng Mười, 2020 No Comments

Đường nét – là một trong những yếu tố cơ bản mà quan trọng của thiết kế. Xu hướng Line Art, hay Nghệ thuật đường nét luôn giữ một vị trí quan trọng trong thế giới đồ họa. Line art không chú trọng vào chi tiết, không lột tả tính chân thực mà thay vào đó dựa vào cách liên tưởng của người xem về vật thể được thể hiện trong tác phẩm. Bởi vậy có thể nói Nghệ thuật đường nét là cách tuyệt vời để ứng dụng Chủ nghĩa tối giản (minimalism) mà vẫn truyền đạt thông điệp mạnh mẽ.

Người ta thường cho rằng nét vẽ của một người nghệ sĩ là cách thuần túy nhất minh chứng cho năng lực của họ. Mỗi một nét uốn lượn trên trang giấy có khả năng truyền tải những cảm xúc mạnh mẽ. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi nghệ thuật đường nét là một trong những thành phần quan trọng nhất của nghệ thuật thị giác.

Trên thực tế, bên cạnh 6 yếu tố thị giác trong nghệ thuật bao gồm hình thái, hình dạng, màu sắc, giá trị, chất liệu, và không gian – thì đường nét là đóng vai trò quyết định chất lượng của sản phẩm đó. Tuy nhiên nghệ thuật đường nét là gì? Trước hết, cần phải nhấn mạnh rằng đường nét không chỉ đơn thuần là đường nối từ A tới B. Đường nét là tổng hợp những nét vẽ độc lập trên nền cứng. Trong hội họa, đường nét có thể có hai chiều hoặc đa chiều, trừu tượng, mô tả, hoặc hàm ẩn.

Nghệ thuật đường nét không chỉ sử dụng duy nhất hai màu đen và trắng. Tác phẩm Line art có thể là những bản phác thảo nhưng cũng có thể là những tác phẩm hoàn thiện. Đường nét là vô cùng quan trọng trong mỹ thuật, bởi vậy, sinh viên hội họa thường được yêu cầu thực hành các bài tập sử dụng duy nhất một đường vẽ để vẽ một hình thái và không nhấc cọ lên khỏi bảng vẽ cho tới khi hoàn thành hình thái đó.

Thế nhưng, một điều quan trọng cần ghi nhớ là nghệ thuật đường nét không chỉ giới hạn trong hội họa. Đường nét có thể được hình thành dưới nhiều hình thức đa dạng. Ví dụ như người nghệ sĩ điêu khắc uốn nắn tác phẩm của mình thành những hình dạng khác nhau hay người nhiếp ảnh gia sáng tạo nên những đường nét hàm ẩn qua góc chụp của ống kính.

Và giờ khi chúng ta đã hiểu sơ qua về lý thuyết, hãy đào sâu hơn về lịch sử hình thành và phát triển của nghệ thuật đường nét.

Xuyên suốt chiều dài lịch sử nghệ thuật, nghệ sĩ đã sử dụng đường nét như một phương tiện cơ bản để biểu đạt hình ảnh

Bản sao tượng điêu khắc “Laocoön and His Sons,” năm 200 TCN (Ảnh: Wikimedia Commons [CC BY-SA 4.0])

Bức tượng điêu khắc cổ đại có tên gọi Laocoön và những người con mà ngày nay được đặt tại Bảo tàng Vatican tại Roma là tác phẩm có tầm ảnh hưởng lớn kể từ khi được phát hiện vào thế kỷ 16. Nó là tác phẩm tham khảo của các các nghệ sĩ Phục hưng, họ nghiên cứu cái cách mà nghệ nhân cổ đại sử dụng những đường nét để làm hài hòa bức tượng kết hợp nhiều nhân vật. Chi tiết con rắn uốn lượn quanh người cha và hai người con trai là đầu mối kết nối ba nhân vật, tạo nên sự hài hòa, cân xứng cho tổng thể bức tượng. Vậy là các nghệ sĩ tiếp tục sử dụng những đường nét để tạo nên sự hài hòa cho loạt tác phẩm điêu khắc, tranh vẽ và tranh màu.

Leonardo da Vinci, “Study for the head of Leda,” 1506 (Ảnh: Wikimedia Commons)

Leonardo da Vinci là một nghệ sĩ với tài năng trời phú. Các bức phác họa của ông đều là những tác phẩm quý giá. Bên dưới là bức họa Nàng Leda và bầy thiên nga. Đường vẽ chi tiết, tỉ mẩn đã hình thành, tọa chiều sâu cho bức họa.

Albrecht Dürer, “Melencolia I,”1514 (Ảnh: Wikimedia Commons)

Một trong những nghệ sĩ in khắc nổi tiếng nhất mọi thời đại, Albrecht Dürer là một nghệ sĩ đường nét thực thụ. Ông khắc chạm những đường nét tinh xảo lên bản khắc kẽm, cho ra đời những tác phẩm in khắc phức tạp và rực rỡ sắc màu. Không chỉ là một nghệ nhân tài hoa, Dürer còn là một họa sĩ sơn dầu và màu nước điêu luyện. Tương tự các tác phẩm in khắc, tranh của ông cũng phụ thuộc phần lớn vào đường nét.

Henri Matisse, “Điệu nhảy,” 1909 (Ảnh: Wikimedia Commons [PD-US])

Xuyên suốt sự nghiệp, danh họa người Pháp Henri Matisse thường áp dụng kỹ thuật vẽ nhanh và truyền cảm từ tranh vẽ vào tranh màu. Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là Điệu nhảy phụ thuộc lớn vào đường nét. Nhờ nét vẽ táo bạo, màu trơn, và bố cục ấn tượng, khán giả cảm nhận được sự mạnh mẽ và chuyển động của nhân vật trong tranh.

Pablo Picasso, “Chân dung Igor Stravinsky,” 1920 (Ảnh: WikiArt [Public Domain])

Từ những bức vẽ mang hơi hướng cổ điển ở giai đoạn đầu sự nghiệp, họa sĩ người Tây Ban Nha Pablo Picasso chuyển hướng sang phong cách gọn gàng và đơn giản với nghệ thuật đường nét. Sử dụng duy nhất một nét vẽ liên tục, họa sĩ đã truyền tải được sức mạnh qua tác phẩm. Trên thực tế, một số sản phẩm line art của ông thậm chí nằm trong số những tác phẩm xuất sắc nhất của người nghệ sĩ.

Jackson Pollock, tác phẩm “Số 31” tại Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại (Ảnh: Stock Photos – dmitro2009/Shutterstock)

Nghệ sĩ người Anh Bridget Riley là người tiên phong Op art hay còn gọi là Optical art (một loại hình nghệ thuật thị giác sử dụng những ảo ảnh quang học). Bà đặc biệt hứng thú với các loại hình học, với những đường nét ấn tượng, nữ nghệ sĩ đã tạo nên loạt tác phẩm với hiệu ứng ảo ảnh thôi miên.

Bridget Riley, “Dải màu sắc,” 2017-19 (Ảnh: Wikimedia Commons [CC BY-SA 4.0])

Phong cách táo bạo của Keith Haring được định hình bởi những nét vẽ dày màu đen hay trắng hoặc những màu sắc trơn khác. Phong cách đặc trưng này góp phần định hình sự nghiệp của người hoạ sĩ. Cho dù các hình được đan xen vào nhau, dường như theo một đường thẳng, hay được xác định theo cách riêng của chúng, các bản vẽ đường viền của Haring vẫn tiếp tục tồn tại cho đến ngày nay và thể hiện ảnh hưởng không ngừng tới các nghệ sĩ, họa sĩ minh họa và nhà thiết kế đồ họa đương đại.

Keith Haring, tranh tường tại Collingwood, Úc, 1984 (Ảnh: Wikimedia Commons [CC BY-SA 4.0])

Ngày nay, đường nét vẫn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nghệ thuật đương đại. Từ điêu khắc tới hội họa, đường nét tiếp tục xuất hiện trong tác phẩm của những nghệ sĩ nổi bật.

Ảnh: davidmoreno_art

Ảnh: granthaffner (Mùa hè bất tận)

NGUỒN:MYMODERNMET/DESIGNS.SINHVU/SINHVU.COM