Trường phái Ấn tượng, một trong những trào lưu hội họa quan trọng tại châu Âu, chịu tác động lớn của hội họa Nhật Bản, mà cụ thể là dòng tranh in mộc bản Ukiyo-e.
Trường phái Ấn tượng là một trong những trào lưu hội họa hiện đại được đón nhận rộng rãi nhất cho tới ngày hôm nay. Khác với hầu hết các trường phái hội họa quan trọng khác, họa sĩ phái Ấn tượng được truyền cảm hứng chủ yếu từ loại hình nghệ thuật của Nhật Bản mang tên Ukiyo-e (kỹ thuật in mộc bản).
Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về Ukiyo-e, hay còn gọi là “tranh sông nước,” loại tranh đã truyền cảm hứng cho họa sĩ Ấn tượng về cả nội dung, phong cách, và lối tiếp cận, từ đó, cho ra đời những tuyệt tác đi cùng năm tháng.
Japonism (Chủ nghĩa Nhật Bản) là gì?
Japonism là thuật ngữ dùng để chỉ tầm ảnh hưởng của hội họa Nhật Bản, mà cụ thể là tầm ảnh hưởng của nó tới hội họa châu Âu. Mặc dù Japonism xuất hiện ở khá nhiều phong trào nghệ thuật-bao gồm phong trào Tân nghệ thuật và Hậu Ấn tượng, nó được liên hệ nhiều nhất tới trào lưu hội họa Ấn tượng, bởi những danh họa như Claude Monet hay Edgar Degas đều được truyền cảm hứng từ chủ đề, góc nhìn, và kết cấu của tranh in mộc bản.
Claude Monet, Camille Monet trong Kimono (1876) (WikiArt)
Lịch sử
Vào năm 1874, khi mà trường phái Ấn tượng chính thức được truyền bá qua loạt tác phẩm của Claude Monet mang tên “Ấn tượng, mặt trời mọc”, nhà sưu tầm và phê bình nghệ thuật Philippe Burty đã sáng tạo thuật ngữ Japonisme khi nhận xét về trường phái này, mà sau đó được dịch thành Japonism. Mặc dù ngày nay thuật ngữ Japonism được dùng để chỉ khái quát tầm ảnh hưởng của hội họa Nhật Bản tới một trường phái nghệ thuật bất kỳ, nó thực chất được sử dụng để chỉ tầm ảnh hưởng của tranh in mộc lên trường phái Ấn tượng.
Và tuy một vài thập kỷ gần đây, tranh in mộc bản mới được biết đến rộng rãi tại các nước phương Tây, nó thực chất đã vô cùng phổ biến trong giới họa sĩ châu Âu và những người yêu nghệ thuật từ lâu. Tiêu biểu là Claude Monet, người đã sở hữu một bộ sưu tập tranh in mộc bản, và hầu hết các họa phẩm này vẫn được treo tại ngôi nhà của ông ở Giverny, Pháp.
Ảnh: Dr. Avishai Teicher qua Wikimedia Commons
Với sự ngưỡng mộ đối với dòng tranh Ukiyo-e, không quá ngạc nhiên khi rất nhiều họa sĩ Ấn tượng đã kết hợp những đặc điểm của Ukiyo-e vào tác phẩm của chính họ.
Tầm ảnh hưởng
Chủ đề
Họa sĩ phái Ấn tượng luôn được biết đến với chủ đề độc đáo, bao gồm những chủ đề thân thuộc như khung cảnh thiên nhiên hay các bức chân dung chân thật, dung dị. Mặc dù lối tiếp cận này đã được gắn liền với trường phái Ấn tượng, nó thực chất được bắt nguôn từ tranh in mộc bản.
Minh chứng là “Japanese Bridge,” tác phẩm kinh điển của Monet với nguồn tham khảo từ Ukiyo-e, hay loạt tác phẩm để đời của Edgar Gegas mang tên “la toilette” từ hình tượng người phụ nữ trong các tác phẩm Ukiyo-e.
Claude Monet, Water Lilies and Japanese Bridge (1899)
Ảnh: Bảo tàng nghệ thuật Đại học Princeton qua Wikimedia Commons
Cầu Hokusai, Under Mannen tại Fukagawa (1823)
Ảnh: qua Wikimedia Commons
Edgar Degas, Người phụ nữ chải tóc (1885) (Ảnh: Hermitage qua Wikimedia Commons)
Hashiguchi Goyo, Chải tóc (1920) (Ảnh: qua Wikimedia Commons)
Góc nhìn
Bên cạnh chủ đề, họa phẩm Ấn tượng và Ukiyo-e còn có chung góc nhìn độc đáo. Phần lớn góc nhìn của các bức họa đều được lấy từ trên cao và được đặt ở một góc nhỏ.
Camille Pissarro, Boulevard Montmartre (1897) (Ảnh: Hermitage qua Wikimedia Commons)
Hiroshige, Phố Sugura (1836) (Ảnh: Visipix qua Wikimedia Commons)
Điều này cho phép người họa sĩ phác họa một khung cảnh rộng, phổ quát, như thể các nhân vật được đặt trên một sân khấu kịch và người thưởng thức tác phẩm chính là khán giá của vở kịch đó.
Edgar Degas, Buổi diễn tập (1874) (Ảnh: The Metropolitan Museum of Art qua Wikimedia Commons)
Hình ảnh phẳng
Với một góc nhìn bao quát thú vị như vậy tưởng như sẽ cho ra đời những hình ảnh đa chiều nhưng thực chất, xuất hiện trong các tác phẩm Ấn tượng lại là những hình ảnh phẳng, với màu sắc và những nét viền sắc sảo thay thế cho tính chân thật của bức vẽ. Mặc dù một vài họa sĩ Ấn tượng không đi theo phong cách này mà hướng tới khắc họa chiều sâu của hình ảnh, một số khác, bao gồm Mary Cassatt, vẫn sử dụng lối vẽ này.
Mary Cassatt, Người phụ nữ đang tắm (1890-1891) (Ảnh: National Gallery of Canada qua Wikimedia Commons)
Mary Cassatt, Lá thư (1890-1891) (Ảnh: Kathleen qua Wikimedia Commons)
Toshikata Mizuno, Sau khi tắm: Người phụ nữ thời đại Kansei (1893) (Ảnh: The Metropolitan Museum of Art qua Wikimedia Commons)
Xét về những điểm tương đồng trong chủ đề, góc nhìn, và phong cách, hội họa Ấn tượng thật sự đã nắm bắt được cái hồn của tranh in mộc bản Ukiyo-e.
NGUỒN:MYMODERNMET/DESIGNS.SINHVU/SINHVU.COM