Xuyên suốt chặng đường lịch sử, các nghệ nhân điêu khắc đã thử nghiệm và sáng tạo với vô vàn chất liệu đa dạng. Tuy vậy, mặc dù đồng, gỗ, và đất sét nung đều được sử dụng rộng rãi, đá cẩm thạch vẫn là một trong những chất liệu nổi bật hơn cả.
Có thể nói từ xưa tới nay, điêu khắc cẩm thạch luôn giữ một vị trí độc tôn trong mọi trào lưu nghệ thuật nổi bật, bên cạnh đó, các tác phẩm điêu khắc đá cũng đã chiếm một vị trí lớn trong các tác phẩm điêu khắc nổi tiếng nhất thế giới. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về lịch sử hình thành, phát triển và tầm ảnh hưởng lớn của bộ môn Điêu khắc đá.
Thời kỳ Cổ đại
Lưỡng hà
Trong hàng nghìn năm, cẩm thạch, một loại đá biến chất đã được sử dụng rộng rãi bởi các nghệ nhân điêu khắc vì tính chất mềm, dễ khắc và sự trong mờ trên bề mặt của nó. Vào giai đoạn Lưỡng Hà, đá cẩm thạch được sử dụng để tạo hình người và động vật. Tuy vậy, các chất liệu như đá vôi, điroroit, và đất nung được ưa chuộng hơn là đá cẩm thạch. Ngoài ra, các tác phẩm điêu khắc cẩm thạch thuộc giai đoạn này vẫn còn khá thô và chưa được trau chuốt.
‘Reclining Mouflon’ (2600–1900 TCN) (Ảnh: Met Museum)
Ai Cập
Tương tự giai đoạn Lưỡng Hà, thợ điêu khắc Ai Cập cổ đại cũng sử dụng rất nhiều loại đá đa dạng. Mặc dù đá vôi và đá granit được ưa chuộng hơn, đôi lúc họ cũng khắc tượng Faraon, thần linh, và thần bảo hộ trên đá cẩm thạch tại các ngôi đền và lăng mộ. Các tác phẩm này, tuy vậy, còn khá thô về đường nét và chưa có chiều sâu và cái hồn như các tác phẩm thời sau.
‘Isis with Horus’ (332–30 TCN) (Ảnh: Met Museum)
Hy Lạp
Trong suốt thời kỳ Hy Lạp cổ đại (thế kỷ 8 – năm 500 TCN), đá cẩm thạch bắt đầu được sử dụng phổ biến hơn. Mặc dù các tác phẩm thuộc giai đoạn này nhìn chung có vẻ ngoài chân thực hơn tác phẩm thuộc giai đoạn trước đó, chúng vẫn chưa thực sự tự nhiên, chưa có hồn, và mới được khắc họa trong một số tư thế hạn hẹp.
‘Peplos Kore’ (năm 530 TCN)
Đến giai đoạn Hy Lạp cổ điển (năm 500 TCN – 323 TCN), nghệ thuật điêu khắc trên đá phát triển một cách rực rỡ. Tay nghề của thợ điêu khắc giai đoạn này đã điêu luyện hơn giai đoạn trước, minh chứng là những tác phẩm được khắc tạc tỉ mỉ trong những tư thể tự nhiên. Hầu hết các tác phẩm Hy Lạp cổ điển đều được chú trọng vào từng chỉ tiết, và được lý tưởng hóa về cấu trúc cơ thể.
Một trong những tác phẩm ‘Elgin Marbles’ (năm 447–438 TCN)
Cũng trong giai đoạn này, nghệ sĩ Hy Lạp thường phô diễn tài năng qua những bức điêu khắc với trang phục vải vóc xếp nếp ôm sát người đầy duyên dáng.
‘Marble Statue of a Woman’ (thế kỷ thứ 4 TCN) (Ảnh: Met Museum)
Tới thời kỳ Hy Lạp hóa (năm 323 TCN – 31 TCN), nghệ nhân điêu khắc tiếp tục phát triển trên những thành quả của giai đoạn trước, cho ra đời những kiệt tác với dáng vẻ ngày càng phong phú và chân thật. Rất nhiều tác phẩm điêu khắc Hy Lạp nổi tiếng đều ra đời trong giai đoạn này, bao gồm Laocoön and His Sons, The Winged Victory of Samothrace, và The Venus de Milo.
‘Laocoon and His Sons’ (Thế kỷ 1 TCN) (Ảnh: LivioAndronico qua Wikimedia Commons CC BY-SA 4.0)
‘Winged Victory of Samothrace’ (năm 190 TCN) (Ảnh: Rijin qua Wikimedia Commons CC BY-SA 4.0)
‘The Venus de Milo’ (năm 101 TCN) (Ảnh: Bradley Weber qua Wikimedia Commons CC BY 2.0)
La Mã
Nghệ thuật điêu khắc La Mã được biết đến với hai loại hình điêu khắc cẩm thạch chính, đó là: chân dung (hay còn gọi là tượng nửa người), và các sản phẩm sao chép từ tác phẩm Hy Lạp được tạc từ đồng.
Trong suốt giai đoạn Cộng hòa La Mã, các nghệ sĩ thường thực hiện các tác phẩm chân dung của những nhân vật có thật như các chính trị gia, quân đội, hoặc các nhà sử học. Các bức tượng nửa người được mô phỏng dựa trên kích thước có thật này nổi tiếng với hình dạng chân thật.
(Ảnh: Jason Zhang qua Wikimedia Commons CC BY-SA 4.0)
Đến giai đoạn Đế quốc La Mã (năm 31 TCN – 476 TCN) các tái bản cẩm thạch của các bức tượng chân dung thuộc giai đoạn Cộng hòa La Mã trở nên vô cùng phổ biển, khi Hy Lạp xâm chiếm La Mã và đem theo đó nghệ thuật điêu khắc Hy Lạp. Trong rất nhiều trường hợp, các bản sao cẩm thạch này có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà sử học nghệ thuật bởi một số bức tượng nửa người của Hy lạp đã bị thất lạc hoặc phá hủy nặng nề.
Tái bản La Mã (năm 120-140 TCN) của tác phẩm ‘Apollo Belvedere’ (năm 350–325 TCN)
Giai đoạn Trung cổ
Trong suốt giai đoạn Trung cổ (thế kỷ 5 – thế kỷ 15), thợ điêu khắc người Ý tiếp tục sáng tạo dựa trên nguồn tham thiếu là những gì còn sót lại từ điêu khắc cổ đại. Khác với nghệ nhân cổ xưa, nghệ sĩ điêu khắc thời kỳ Trung cổ từ chối thuyết duy thực, thay vào đó, họ hướng tới vẻ đẹp tinh khiết, trong sáng, và sự cách điệu hóa. Tương tự như vật, thay vì khắc tạc những tác phẩm về người thật hay các nhân vật thần thoại với kích thước thật, họ lại sáng tạo các tác phẩm chủ đề tôn giáo với kích thước nhỏ, được tô điểm bởi những nét chạm tinh xảo.
Andrea da Giona, ‘Altarpiece with Christ, Saint John the Baptist, and Saint Margaret’ (1434) (Ảnh: Met Museum)
Ngoài Ý, nghệ sĩ Châu Âu cũng có hứng thú với chủ đề này. Tuy vậy, họ thường sử dụng ngà, đá, hoặc gỗ thay vì cẩm thạch bởi sự khan hiếm và giá thành đắt đỏ của nó.
‘Queen, from a group of Donor Figures including a King, Queen, and Prince’ (1350) (Ảnh: Met Museum)
Phục hưng
Trong suốt thời kỳ Phục hưng (thế kỷ 14 – thế kỷ 17), nghệ sĩ trên khắp châu Âu đã tái sinh điêu khắc cổ điển. Một trong những đặc điểm được làm sống lại bởi nghệ sĩ Phục hưng chính là sự hứng thú với điêu khắc cẩm thạch, đánh dấu sự ra đời của hàng loạt kiệt tác điêu khắc trên thế giới.
Phục hưng Ý
Trong suốt giai đoạn Phục hưng Ý, các nghệ sĩ đã được khai sáng tiếp tục có hứng thú với chủ nghĩa tự nhiên. Trong khi phần lớn nghệ sĩ thuộc giai đoạn này mà tiêu biểu là Leonardo da Vinci và Botticelli – chủ yếu cho ra đời các tác phẩm hội họa, Michelangelo là một gương mặt điêu khắc sáng giá nhất của giai đoạn này. Ông là bậc thầy điêu khắc, được biết đến với kiệt tác tượng David.
Michelangelo, ‘David’ (1501-1504) (Ảnh: Livioandronico2013 qua Wikimedia Commons CC BY-SA 4.0)
Phục hưng Bắc Âu
Tương tự các nghệ sĩ Phục hưng Ý, nghệ thuật cổ điển là một nguồn cảm hứng lớn cho phần lớn nghệ sĩ Bắc Âu. Mặc dù hầu hết các tác phẩm điêu khắc tại đây đều được tạc từ gỗ, một số tác phẩm cũng được thực hiện trên đá cẩm thạch. Mà tiêu biểu là tác phẩm Well of Moses, bức tượng điêu khắc quy mô lớn được chế tác bởi Claus Slute vào giai đoạn đầu Phục hưng Bắc Âu. Qua Well of Moses, Claus Slute có cơ hội phô diễn kỹ thuật của mình thông qua những nép khắc gấp khúc mềm mại bên cạnh những chi tiết mang giá trị biểu cảm cao.
Claus Sluter, ‘Well of Moses’ (view of Isaiah), (1395-1405)
Ba-rốc
Ba-rốc là phong trào kế thừa của Phục hưng và càn quét châu Âu trong khoảng đầu thế kỷ 17 đến thế kỷ 18. Đặc điểm của Ba-rốc chính là tính kịch hóa thông qua phong cách lỗng lẫy và trau chuốt. Và hầu hết các tác phẩm điêu khắc cẩm thạch thuộc giai đoạn này đều đi theo phong cách này. Tiêu biểu là nghệ sĩ điêu khắc Gian Lorenzo Bernini, người đã chế tác những tác phẩm phức tạp trong một bối cảnh giàu có và xa hoa.
Gian Lorenzo Bernini, ‘The Ecstasy of St. Theresa’ (1647-1652)
Thời kỳ Hiện đại
Trong suốt trào lưu nghệ thuật hiện đại, bộ môn điêu khắc cẩm thạch tiếp tục được đón nhận rỗng rãi nhờ Auguste Rodin, tác giả của những bức tượng quy mô lớn được truyền cảm hứng từ kỹ thuật và sự am hiểu về kết cấu cơ thể người của Michelangelo. “Nhờ có Michelangelo mà tôi đã được khai sáng về kết cấu trong điêu khắc,” họa sĩ kiêm nhà điêu khắc Rodin giải thích. “Tôi tới Florence để tìm kiếm điều đó và chính ông đã dạy tôi điều này.”
Auguste Rodin, ‘The Kiss’ (1882) (Ảnh: Yair Haklai qua Wikimedia Commons CC BY-SA 4.0)
Một gương mặt tiêu biểu khác phải kể đến là Constantin Brancusi, người được biết đến là một nhà điêu khắc, họa sĩ, và hiếp ảnh gia người Rumani. Khác với nghệ nhân điêu khắc giai đoạn trước, Brancusi khắc họa những chủ đề cổ xưa thông qua phong cách trừu tượng và hình học.
Constantin Brancusci, ‘Madomesille Pogany [I]’ (1912)
Nghệ thuật Điêu khắc Cẩm thạch ngày nay
Ngày nay, Kevin Francis Gray, Matthew Simmonds, và Sibylle Pasch là những gương mặt nổi bật nhất của bộ môn điêu khắc cẩm thạch. Tác phẩm của họ mang sự kết hợp giữa giá trị truyền thống và đương đại, là minh chứng cho tĩnh linh hoạt và giá trị lâu dài của nghệ thuật điêu khắc cẩm thạch.
\Kevin Francis Gray, ‘Ghost Girl’
Matthew Simmonds, ‘Basilica’
NGUỒN:MYMODERNMET/DESIGNS.SINHVU/SINHVU.COM