Các bức ảnh chân dung thường được tạo ra trong phòng chụp với đầy đủ trang thiết bị. Điều này, đem lại sự chuẩn xác cho bức hình nhưng lại làm mất đi sự tự nhiên của nhân vật, đặc biệt là ở những người dân sống ở những khu vực khó khăn. Bài viết sau đây là chia sẻ của Kenvin Landwer-Johan, một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp người New Zealand, hiện đang sống ở Chiang Mai, Thái Lan, về kinh nghiệm sử dụng phòng chụp ngoài trời để chụp ảnh những bức ảnh chân dung tự nhiên.
Lấy cảm hứng từ nhiếp ảnh gia của Vogue, Irving Penn
Ngay từ lúc bắt đầu tiếp cận với nghệ thuật chụp ảnh, tôi đã biết đến nhiếp ảnh gia người Mỹ Irving Penn (1917-2009). Anh ấy nổi tiếng là một trong những nhiếp ảnh gia hàng đầu của tạp chí Vogue. Ảnh của Penn được dùng làm bìa nhiều hơn bất kỳ nhiếp ảnh gia nào khác trong hơn 60 năm. Tuy nhiên điều thu hút tôi đến với sự thành thạo của Penn là những bức ảnh mà anh ấy đã chụp ngoài lúc làm việc. Đó thường là chân dung của người dân địa phương, nơi anh ấy thực hiện nhiệm vụ mà toà soạn giao.
Trong cuốn sách “Thế giới trong một căn phòng nhỏ – Worlds in a Small Room”, bên cạnh việc phác họa trải nghiệm của mình, anh ấy đã trình bày cách phát triển một phòng chụp di động dùng ánh sáng ban ngày có thể thiết lập ngay tại địa điểm làm việc. Điều này cho phép anh ấy kiểm soát khung nền và ánh sáng tốt hơn.
Sống ở miền bắc Thái Lan, tôi thường xuyên có cơ hội đến thăm những ngôi làng vùng miền núi và chụp ảnh người dân của các bộ tộc. Vì vậy, tôi quyết định thiết kế và xây dựng phòng chụp chân dung sử dụng ánh sáng ban ngày của riêng mình. Điều này cho phép tôi tạo ra những bức chân dung theo tiêu chuẩn phòng chụp của mọi người trong khi họ vẫn ở trong môi trường của chính mình.
Cách tôi thiết kế và xây dựng phòng chụp ngoài trời của mình
Đây là một dự án hoàn toàn DIY (Do it yourself – Tự tay làm lấy), vì vậy bạn có thể sao chép ý tưởng và tùy biến việc thực hiện ý tưởng theo cách riêng của mình. Với tôi, bộ dụng cụ ưa thích gồm có.
– Ba ống thép không gỉ để làm khung
– Một nền đen và một nền trắng
– Một tấm vải xám nàu để phủ lên trên khung nền
– Gương phản xạ
– Một loạt kẹp, dây thừng, thanh thép và chốt lều
Bởi vì tôi thường làm việc một mình nên phòng chụp của tôi cần phải nhỏ gọn để dễ dàng di động. Điều này không giống như Penn khi phòng chụp khá lớn, cồng kềnh và cần một vài trợ lý để thiết lập nó. Nói khác đi, tôi đã phải hy sinh kích thước để làm tăng tính di động. Bạn có thể thiết kế một phòng chụp lớn hơn, ít di động hơn để sử dụng ở sân nhà mình.
Ban đầu tôi sử dụng cột lều bằng sợi thủy tinh để dựng phòng chụp. Tuy nhiên, do quá mỏng manh nên tôi đã thay thế chúng bằng thép không gỉ cho chắc chắn hơn. Tôi cũng đã bổ sung thêm nền trắng bên cạnh nền đen lúc ban đầu. Bây giờ tôi cũng sử dụng gương phản xạ để tăng cường và cân bằng ánh sáng tốt hơn.
Kiểm soát ánh sáng tự nhiên bằng cách sử dụng một phòng chụp ngoài trời
Tôi thích thiết lập phòng chụp vào buổi sáng hoặc buổi chiều chiều muộn. Nếu mặt trời lên quá cao, việc cân bằng ánh sáng sẽ khó khăn hơn. Vị trí thích hợp nhất là mặt trời nằm phía sau bối cảnh bởi nó sẽ giúp các lọn tóc được chiếu sáng. Mảnh vải nylon màu xám mỏng tôi được đặt phía trên phông nền để làm mềm ánh sáng này.
Phòng chụp cũng cần một không gian rộng rãi để ánh sáng phản chiếu từ mặt đất chiếu sáng khuôn mặt của các đối tượng của tôi. Màu vàng / cam nhẹ của ánh sáng khiến nó tốt cho tông màu da châu Á, nhưng không tốt cho người da trắng, ví dụ như những du khách đến từ châu Âu. Trong khi đó, khi tôi phải thiết lập trên bãi cỏ, tôi phải lót ở dưới bằng một vài tấm nhựa màu trắng hoặc sáng để phản chiếu ánh sáng. Nếu không có điều này, cây cỏ sẽ tạo ra màu xanh lá cây khó chịu trên khuôn mặt người dân.
Đây là tất cả những gì tôi làm để điều khiển ánh sáng trong những ngày đầu sử dụng phòng chụp. Bây giờ tôi sử dụng thêm một gương phản xạ cỡ lớn, có thể gập lại để chiếu nhiều ánh sáng hơn vào đối tượng của mình. Điều này cho phép tôi kiểm soát bóng tối nhiều hơn một chút.
Vải nền là một tấm polyester rất co giãn. Nó không nhăn và có thể được làm căng bằng cách buộc vào khung sắt. Đằng sau nền đen, tôi thêm một tấm polythene đen dày để ngăn chặn hoàn toàn ánh nắng mặt trời chiếu xuyên qua.
Cân bằng ánh sáng
Cài đặt phơi sáng của bạn rất là quan trọng. Có rất nhiều ánh sáng chiếu qua nền trắng, trong khi không có ánh sáng nào chiếu qua màu đen. Sử dụng cùng một thiết lập phơi sáng cho những màu nền khác nhau sẽ dẫn đến việc thiếu sáng hoặc phơi sáng quá mức ở bức ảnh.
Bạn cần đọc được mức độ phơi sáng từ khuôn mặt nhân vật. Sử dụng chế độ thủ công để một khi bạn đã cài đặt chính xác thì bạn sẽ không cần thay đổi trừ khi ánh sáng thay đổi. Điều này xảy ra nếu mặt trời khuất sau đám mây hoặc bạn chiếu nhiều ánh sáng hơn vào đối tượng bằng cách thay góc của gương phản xạ. Khi độ phơi sáng là cố định, bạn có thể dùng cùng một cài đặt phơi sáng cho cả hai nền trên.
Nếu bạn đọc độ phơi sáng từ nền trắng, bạn sẽ thấy nó sáng hơn nhiều so với chủ đề của bạn. Trong khi lại ít sáng phản xạ từ nền hơn khi bạn dùng nền đen, làm nhân vật của bạn sáng hơn. Những sự tương phản này giúp bạn học được cách tạo hình ảnh trên một nền trắng tinh khiết và đen thuần khiết.
Lớp vải mỏng phía trên khung nền làm giảm ánh sáng và ngăn ánh nắng mặt trời đầy đủ ảnh hưởng đến đối tượng của bạn. Bạn cần chắc chắn rằng chủ đề của bạn không quá xa nền; nếu không, ánh sáng mặt trời có thể chiếu thẳng vào đầu họ.
Làm chủ phòng chụp ngoài trời của bạn
Thiết lập một phòng chụp ngoài trời của riêng bạn là tương đối dễ dàng và rẻ tiền. Bạn có thể sử dụng nó ở bất cứ nơi nào có đủ không gian. Bạn không cần mua thiết bị chiếu sáng đắt tiền. Các vật liệu này không tốn kém, và nó có thể cầm tay hoặc bỏ túi để bạn có thể sử dụng nó ở bất cứ đâu.
Làm việc bên ngoài bạn đồng nghĩa với việc phụ thuộc vào thời tiết. Kĩ thuật hoạt động tốt nhất khi mặt trời chiếu sáng đầy đủ, nhưng bạn vẫn có thể sử dụng nó dưới bầu trời u ám. Và khi bạn học được cách kiểm soát ánh sáng ảnh hưởng đến đối tượng của bạn, bạn sẽ thấy đây là một chủ đề hết sức vui tươi.
NGUỒN:DIGITAL PHOTOGRAPHY SCHOOL/DESIGNS.SINHVU/SINHVU.COM