Thực hiện đúng và đủ các quy trình thiết kế logo sẽ tạo ra sự chuyên nghiệp. 10 tiêu chí cần thiết cho nhà thiết kế, nhà tư vấn thương hiệu và là cơ sở tham khảo cho khách hàng rất hữu hiệu.

mana1

Trong quá trình thiết kế logo cho khách hàng, rất nhiều khách hàng yêu cầu Chúng tôi thiết kế cho họ một logo đẹp và chuyên nghiệp. Không những vậy, các chuyên gia thiết kế của công ty cũng như những sinh viên học các trường đồ họa thực tập cũng ý thức được việc cần xây dựng tính chuyên nghiệp trong quá trình thiết kế. Tuy nhiên, chưa ai đặt câu hỏi với Chúng Tôi là các tiêu chí cụ thể gì để dẫn tới kết quả tốt nhất cho logo. Với kinh nghiệm thiết kế cho hơn 400 khách hàng trong nhiều lĩnh vực và nhiều dịch vụ thiết kế, chúng tôi đã tự đặt ra các chuẩn mực về vấn đề logo thương hiệu.

Sau đây là 10 tiêu chí quan trọng cho một logo chuyên nghiệp

1. Hiểu khách hàng cần gì

Trước khi bắt tay vào thiết kế, nhà tư vấn thương hiệu bao giờ cũng có cuộc gặp gỡ trao đổi với khách hàng. Buổi trao đổi thông tin gần như là yếu tố quyết định để việc các thiết kế logo được khách hàng chấp nhận nhanh chóng hay không. Đây là kinh nghiệm rút ra khi chúng tôi thực hiện dự án tư vấn thiết kế nhận diện thương hiệu cho Công ty Vega Corp. Khách hàng đã có rất nhiều lần tiếp xúc trao đổi nhưng chỉ có một tiêu chí mà khách hàng cần là: hãy làm cho chúng tôi một logo đơn giản nhất có thể. Đối với các thương hiệu này, có rất nhiều nguồn tư liệu và ý tưởng để thiết kế một logo đẹp về hình, ấn tượng về font chữ. Tuy nhiên chúng tôi đã hiểu ra rằng, phương án thiết kế sử dụng phương pháp đồ họa chữ và không dùng hình ảnh sẽ là phương án tối ưu. Trong 6 phương án đề xuất, có 4 phương án đồ họa chữ, 2 phương án logo hình và chữ. Khách hàng đã chọn ra phương án đồ họa chữ số 4 đúng như dự định mà chúng tôi muốn mang lại cho khách hàng.

Vstar6

2. Hiểu đầy đủ về đặc điểm của thương hiệu, doanh nghiệp và sản phẩm

Nhà tư vấn thường không trực tiếp bắt tay vào thiết kế nhưng họ hiểu rõ về khách hàng, về sản phẩm. Nhà thiết kế thường sẽ chỉ quan tâm về hình khối và phương án đồ họa nhưng lại ít có cơ hội trao đổi thông tin trực tiếp với khách hàng. Vậy để có tiếng nói chung giữa nhà tư vấn và nhà thiết kế, chúng ta cần phải chắn chắn rằng nhà tư vấn và nhà thiết kế hiểu về thương hiệu, về sản phẩm của khách hàng đầy đủ như nhau. Để làm được điều đó cần xây dựng phiếu điều tra thông tin khách hàng.

designHN1

Phiếu điều tra thông tin sẽ có 2 tác dụng:

– Khách hàng thấy được tính chuyên nghiệp của nhà thiết kế vì họ phải suy nghĩ cùng đơn vị tự vấn và họ cũng chắc chắn rằng thông tin cung cấp cho nhà tư vấn là đầy đủ. Đây cũng chính là quy trình khảo sát khách hàng và là khâu cực kỳ quan trọng

– Nhà thiết kế không cần trao đổi trực tiếp với khách hàng nhưng cũng nắm bắt được đến 90% mong muốn của họ. 10% còn lại sẽ được giải quyết bằng tính ngẫu hứng của nhà thiết kế. Không sao cả, việc này là cần thiết

Seach+1

3. Nắm chắc về tính cách thương hiệu

Khách hàng cần hiểu tính cách thương hiệu của mình tức là hiểu mình có đặc điểm gì cần truyền thông cho công chúng. Nhưng thực tế đôi khi khách hàng chưa biết phải xây dựng tính cách ấy cho thương hiệu của mình như thế nào. Ví dụ: Một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác khoáng sản hoặc sản xuất máy công nghiệp. Tính cách thương hiệu ở đây sẽ là sự mạnh mẽ vì 2 lĩnh vực nói trên đều liên quan đến công nghiệp nặng. Khi đó logo phải thể hiện được sự cân bằng, chắc chắn, khỏe khoắn đúng như ngành nghề kinh doanh. Một trang web dành cho giới trẻ hoặc hair salon spa sẽ cần một tính cách trẻ trung, ân cần, tận tâm. Khi đó logo cần có sự mềm mại và bay bổng.

Tiin101

Hãy đặt cho khách hàng câu hỏi: Nếu phải dùng 5 tính từ mô tả tính cách thương hiệu của mình, anh chị sẽ dùng những tính từ nào

4. Phân tích được cho khách hàng logo đẹp là như thế nào

Rất nhiều logo nổi tiếng thế giới hay logo của các công ty hoặc các ngân hàng tại Việt Nam thực sự không phải là đẹp. Có nhiều yếu tố dẫn đến việc logo không đẹp như sau

– Việc sử dụng quá nhiều mầu sắc làm mất đi tính cách, mất đi phong cách riêng. Ví dụ: logo sử dụng 1 dải 7 màu sắc

– Sử dụng những hình ảnh chung chung mà đa phần các công ty đều muốn dùng. Ví dụ: quả địa cầu, bản đồ Việt Nam

– Tỉ lệ mất cân bằng giữa chiều rộng và chiều cao logo. Tham khảo thêm với bài viết: Thiết kế logo theo tỉ lệ vàng

– Sự phối hợp màu sắc của logo có sự tương phản thấp. Ví dụ màu cam phối với màu đỏ.

5. Thể hiện cho khách hàng thấy sự đầu tư về thời gian và ý tưởng

Bất cứ nhà thiết kế nào làm nhiều dự án cũng sẽ có lúc cùn ý tưởng. Ý tưởng không phải tự đến trong đầu một cách vô thức mà nó có được dựa trên kinh nghiệm sống, sự trải nghiệm và sự tìm tòi học hỏi. Những dự án thiết kế logo thường kéo dài 7 ngày bao gồm phần tìm tư liệu, phác thảo trên giấy để tìm ý tưởng và thể hiện trên máy. Trong 3 phần đó, việc tìm ý tưởng thực sự là quan trọng.

Việc tìm ý tưởng có nhiều cách nhưng phương pháp hiệu quả nhất là tìm tư liệu hình ảnh về ngành nghề liên quan của khách hàng. Trong quá trình tìm tư liệu, ý tưởng có thể đến bất chợt và đôi khi được liền vài ý tưởng tốt. Hãy ý tưởng hóa hình ảnh thu thập được. Bạn sẽ có những kết quả không ngờ

vietnam13vietnam8

6. Thực hiện tốt kỹ thuật đồ họa vector

Khi đã có ý tưởng, việc thể hiện kỹ thuật đồ họa vector là khâu khá đơn giản. Trong quá trình làm demo ý tưởng, có thể người thiết kế chưa thể dành hết thời gian chau chuốt sản phẩm nhưng tối thiểu nhà thiết kế phải có kỹ thuật đồ họa tốt. Hình logo lên demo phải đạt 85-90% chất lượng chuyên môn để thể hiện đúng ý tưởng và quan trọng là khách hàng phải thấy thích phần hình họa.

Có nhiều phương pháp dựng đồ họa vector cho logo

– Vẽ trực tiếp trên máy

– Vẽ tay trên bản thảo, scan hình ảnh, trace image, chỉnh sửa vector

– Trace image hình ảnh từ nguồn free trên mạng

– Chỉnh sửa nguồn vector free trên mạng

clip11JoyFm1 (1)

7. Biết Mockup và phương pháp thuyết trình thiết kế

Thuyết trình là khâu quan trọng nhất để thuyết phục khách hàng. Nhưng thực tế chỉ có 5-10% số dự án trong đó nhà thiết kế có cơ hội thuyết trình trực tiếp. Thuyết trình trực tiếp là cơ hội giao tiếp và thuyết phục nhưng không phải lúc nào khách hàng cũng có thời gian họp hành để nghe trình bày ý tưởng. Hãy thể hiện quan điểm thiết kế thông qua 2 hình thức

– Sử dụng hình ảnh gốc của ý tưởng làm sự liên tưởng và trình bày cho thiết kế chính

– Sử dụng 1 đoạn text ngắn gọn 3-4 câu nói thoát được ý tưởng của nhà thiết kế

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là khách hàng chưa biết logo của họ sẽ trông ra sao. Đó chính là phần ứng dụng logo trên các ấn phẩm và thi công thực tế sau này. Hãy lên mockup (lên 3D) sản phẩm. Một hình ảnh 3D nuột nà của logo sẽ thay lời muốn nói và nó cũng sẽ làm khách hàng dễ thông qua nhất

Vinawaco_Duc-chimVinawaco_Khac-chim

8. Ai cũng cần sự an toàn

Tất cả các khách hàng đều lo lắng khi chưa biết logo của mình sẽ được ứng dụng và thi công ra sao. Rất nhiều trường hợp logo thể hiện trên máy tính 2D hoặc 3D rất đẹp nhưng khi ứng dụng chúng vào hệ thống bảng biển, in ấn, gia công cắt vật liệu lại gặp muôn vàn khó khăn. Cụ thể là:

– Logo không cắt mica được vì chi tiết quá mảnh

– Logo khó in vì khó đúng màu (trong trường hợp của màu tím hay màu vàng khi in offset)

– Phải thay đổi bố cục logo để tiết kiệm diện tích làm bàng biển (trường hợp của logo Vietcombank mới)

– Màu sắc khó chọn vật liệu ví dụ biển alu, các hãng chỉ có một số màu chuẩn

– Chi tiết logo quá nhỏ và vụn vặn

– Khó thúc nổi hoặc đúc kim loại vì nhiều chi tiết răng cưa

– Và muôn vàn khó khăn khác

Nhà thiết kế trước khi bàn giao file logo chuẩn từ phương án logo được chọn, họ phải hình dung logo sẽ được ứng dụng ở đâu, thi công như thế nào. Hãy đảm bảo cho khách hàng là logo sẽ dễ ứng dụng. Đó cũng là nguyên tắc chính của mỹ thuật ứng dụng

mana0

Nên sử dụng các logo dễ thi công

9. Hướng dẫn sử dụng không bao giờ là thừa

Chúng ta hãy hiểu rằng, khách hàng chẳng biết sử dụng logo như thế nào cho đúng vì họ chưa được ai hướng dẫn thế nào là hướng dẫn quy chuẩn thương hiệu hay brand guidelines. Một cô nhân sinh viên mới ra trường bắt tay vào việc của một công ty sẽ có thể chèn hình ảnh logo vào bảng excel một cách tùy tiện. Cô ta không có lỗi. Có chăng là lỗi của nhà thiết kế không bàn giao sổ tay thương hiệu hay phần quy chuẩn logo. Quy chuẩn logo hay hướng dẫn sử dụng logo chính là cuốn cẩm nang để các giám đốc thương hiệu của khách hàng giám sát việc thực hiện và quản lý thương hiệu

Các guideline cho khách hàng bao gồm:

– Logo trên lưới tọa độ

– Logo màu nguyên bản (logo dương bản), logo âm bản, logo đen trắng, logo ghi xám

– Quy chuẩn màu thành phần của logo trên hệ màu CMYK, RGB, Html, hệ Pantone

– Khoảng cách an toàn của logo, khoảng cách tối thiểu

– Logo trên nền màu ưu tiên

– Các nền màu cần tránh

Tóm lại, sau khi có được bản logo chuẩn, nhà thiết kế phải bàn giao phần hướng dẫn sử dụng logo cho khách hàng

10. Đóng gói và bàn giao đầy đủ cho khách hàng

Khâu cuối cùng cho quy trình chuyên nghiệp của thiết kế logo là việc tạo ra các phiên bản logo trên các phần mềm khác nhau để khách hàng tiện sử dụng.

Các định dạng file gốc và file logo sử dụng bao gồm:

– Định dạng Adobe Illustrator (*.Ai) để thiết kế vector hoặc đồ họa (card visit, tờ rơi, hồ sơ năng lực…_

– Định dạng Corel Draw (*.cdr) để thiết kế bảng biển

– Định dạng EPS (*.eps) có thể mở bằng Photoshop, Corel, Illustrator

– Định dạng PDF để view trên máy

– Định dạng Jpeg, PNG đưa vào website, chèn văn bản…

KẾT LUẬN: Những tiêu chí thiết kế logo trên chỉ là tham khảo được Marketing Box tổng kết dành cho những người mới bắt tay vào học việc và cũng là cơ sở tốt để khách hàng tìm hiểu quy trình làm logo của các công ty tư vấn thiết kế thương hiệu. Có nhiều tiêu chí khác cũng có thể ảnh hưởng thêm vào việc đánh giá sự chuyên nghiệp trong thiết kế logo như dịch vụ chăm sóc khách hàng, giao tiếp trao đổi thông tin… nhưng những yếu tố phụ đó không mang tính chuyên môn cao.

ST.