Việc tìm hiểu sự giống nhau, khác nhau và mối liên hệ giữa chúng là điều hoàn toàn cần thiết.
UI khác hoàn toàn UX
Sai lầm phổ biến nhất mà bạn thường thấy tại nơi làm việc, trong các cuộc họp khách hàng, danh sách công việc và yêu cầu công việc là việc kết hợp hoặc sử dụng lại các điều khoản sẵn có.
Có rất nhiều trường hợp kỳ vọng không chính xác khi cho rằng một nhà thiết kế UI phải hiểu hoặc tập trung công việc vào thiết kế UX bởi họ làm việc trực tiếp với người sử dụng.
Thực tế là UI không phải là UX. Rắc rối có thể là do cả hai đều viết tắt bắt đầu bằng chữ “U”. Và cũng nhiều khả năng là do một số các kỹ năng thiết lập trùng lặp của cả hai. Chắc chắn là chúng có liên quan đến nhau và trong thực tế có rất nhiều designer có kiến thức và kinh nghiệm trong cả hai lĩnh vực.
Tuy nhiên, bất chấp các kỹ năng thiết lập trùng lặp, hai lĩnh vực này hoàn toàn khác nhau, nhất là phạm vi và mục tiêu tổng thể. UI tập trung vào các yếu tố trải nghiệm với người sử dụng về cơ bản, các phương pháp và kỹ thuật đầu ra, đầu vào.
UI tập hợp các phương pháp tiếp cận và cho phép người sử dụng trải nghiệm với một hệ thống. Nó không có hướng dẫn cụ thể làm thế nào người sử dụng có thể phản ứng lại, nhớ và sử dụng hệ thống.
Những vấn đề như vậy làm chúng ta nghĩ đến UX. Nhưng đừng ngốc như vậy! UX chỉ là các kết quả cuối cùng của UI. Thay vào đó, tôi thường so sánh UX như bản chất của một thương hiệu.
Bản chất của thương hiệu là trải nghiệm tổng thể của một người với một công ty hoặc tổ chức. UX là mục tiêu. Không chỉ là mục tiêu chung mà còn là mục tiêu sản phẩm hay mục tiêu trải nghiệm với một tổ chức.
Khi trải nghiệm tốt, người ta có xu hướng mong muốn hoặc suy nghĩ tích cực hơn. UX quyết định toàn bộ thành công. Trong thực tế, trải nghiệm mới là tất cả chứ không phải là sản phẩm.
Cuối mỗi ngày, chúng ta lại lưu vào bộ nhớ. Như chúng ta đều biết, bộ nhớ con người đáng kinh ngạc nhưng nó không hoàn hảo. Từng chi tiết góp phần tạo nên trải nghiệm cho người sử dụng nhưng khi bộ não già đi, việc nhớ chi tiết sản phẩm sẽ trở nên lệch lạc.
UX chứa nhiều thông tin hơn UI nhưng vẫn phát triển dựa trên những chi tiết nhỏ nhất. Sự hiểu biết này là tài sản quý giá nhất cho bất cứ ai trong việc phát triển sản phẩm.
UI là một công cụ
UI là một trong những công cụ xử lý mạnh nhất trong việc sắp xếp các yếu tố UX. Tại sao? Đơn giản, giao diện là phương pháp xúc tác và hiện hữu mà người dùng có thể trải nghiệm với chúng tôi.
UI là công cụ bổ trợ. Đây là lời giải thích tốt nhất cho lý do tại sao hai thuật ngữ này được thường xuyên sử dụng thay thế cho nhau hoặc kết hợp làm một.
Sử dụng không đúng thuật ngữ rất nguy hiểm
Sự truyền đạt thông tin rất phức tạp và dễ gây nhầm lẫn. Phát triển rõ ràng và chuyên môn hóa các thuật ngữ sẽ dễ dàng hơn việc truyền đạt thông tin. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu không thống nhất các thuật ngữ?
Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi nói “Dùng một ốc vít” nghĩa là dùng một khối kim loại hình xoắn ốc để lắp ráp sản phẩm nhưng bạn lại nghĩ là giá đỡ hoặc chất kết dính? Các sản phẩm cũng có những vấn đề nghiêm trọng tương tự.
Giao diện và trải nghiệm không giống nhau. Tuy nhiên, ảnh hưởng của chúng khá mạnh mẽ. Lãng phí thời gian và tiền bạc chỉ để tập trung vào cách sử dụng cho chính xác.
Kết quả, sẽ lãng phí thời gian và tiền bạc của công ty hoặc làm cho sản phẩm thất bại. Áp dụng không đúng các khái niệm có thể gây thảm họa.
Tìm kiếm nhà thiết kế phù hợp
Một trong những điều không phổ biến nhưng thật sự cần thiết đối với một thiết kế UI và UX là danh sách các công việc và yêu cầu. Khó để xác định một ứng cử viên tuyệt vời chuyên ngành thiết kế giao diện và trải nghiệm.
Nhưng càng khó để thuê được người có kỹ năng và tập trung vào chuyên môn thiết kế. Rất tốn kém khi thuê một chuyên gia, thậm chí không giải quyết được vấn đề mà bạn gặp phải.
Thường xuyên mô tả yêu cầu công việc và trách nhiệm cho công việc thiết kế UI cũng như trách nhiệm và kỳ vọng ở một nhà thiết kế UX.
Có trách nhiệm với các vấn đề
Dù là nhà thiết kế UI hoặc UX, vẫn có các yếu tố của thiết kế. Thiết kế là một giải pháp giải quyết các vấn đề. Xác định vai trò càng rõ ràng và dễ hiểu, càng dễ giải quyết vấn đề, đề xuất giải pháp và thực thi.
Trong trường hợp của UI và UX, vấn đề thường gặp trong tình huống mà trách nhiệm thiết kế giao diện và trải nghiệm chỉ do một designer đảm nhiệm và designer không thể kiểm soát cả hai.
Thật khó khăn khi phải tự giải quyết vấn đề mà bạn không biết. Một UI designer có khả năng tạo ra các thiết kế tương tác, các biểu tượng, màu sắc, text và một số yếu tố nhằm giải quyết các vấn đề có liên quan trực tiếp đến người dùng.
Tất cả những yếu tố này cũng ảnh hưởng đến UX nhưng chỉ một phần. UX bị ảnh hưởng bởi mô phỏng marketing, tốc độ, hiệu suất, màu sắc, hỗ trợ khách hàng, kỳ vọng thiết lập, tiếp cận tài chính… và tất cả những ý tưởng bạn có.
Thực tế và không công bằng mà nói thì các UI designer có trách nhiệm với tất cả những thứ này và nhiều hơn nữa. Điều đó không có nghĩa là các UX designer không thể làm được.
Nếu tình huống đảo ngược lại, các UX designer cũng sẽ gặp khó khăn tương tự. Để một nhà thiết kế có thể giải quyết vấn đề liên quan đến trải nghiệm với người dùng, họ phải có khả năng kích hoạt, thay đổi hiệu ứng, triển khai và quyết định kiểm soát các trải nghiệm.
Mục tiêu và giải pháp của các designer là hiểu về các sai sót. Nó không giúp cho designer có thể giải quyết tất cả các lĩnh vực. Nó là công cụ và khả năng giải quyết vấn đề. Và không phải designer nào cũng có thể thuần thục cả hai.
Thực tế, một người xây dựng mà không có công cụ cũng giống như người không có khả năng hoặc kiến thức.
Kết luận
Bước đầu tiên để đi đến thành công là phải hiểu được vấn đề. Hiểu được sự khác nhau giữa UI và UX.
Chọn đúng người cho công việc đơn giản là nắm được phương pháp để tiếp cận vấn đề, hiểu đúng thuật ngữ UI và UX là cách đơn giản để có thể truyền đạt thông tin, để giải quyết vấn đề, thiết kế và trải nghiệm với người dùng tốt hơn.
st: Shawn Borsky