Thiết kếTin tức

Quy tắc phối màu trong thiết kế nội thất

By 10 Tháng Ba, 2021 No Comments

Tại sao căn nhà mình dùng nhiều màu nhưng nhìn rất rối mắt. Nhà người khác chỉ có vài ba màu nhưng lại cực kỳ thu hút ánh nhìn. Nguyên nhân là do bạn chưa biết cách phối màu một cách chuẩn xác. Bạn đang sử dụng màu theo “cảm tính” mà không có sự tính toán kỹ lưỡng. Sau đấy là 6 quy tắc phối màu trong thiết kế nội thất. Khi bạn nắm rõ các quy tắc này, chắc chắn bạn sẽ biết cách tô điểm cho căn nhà trở nên thật bắt mắt. Hãy xem nhé.

Cách pha trộn màu sắc

Hiện tại, có hàng ngàn, hàng triệu màu sắc khác nhau nhưng tất cả đều được phân chia thành 12 màu trên bảng màu. Bắt đầu bằng 3 màu cơ bản: Đỏ (Red) – Vàng (Yellow) – Xanh (Blue). 3 màu này được gọi là 3 màu này còn được gọi là màu cấp 1. Việc pha trộn các màu cấp 1 theo tỉ lệ khác nhau sẽ tạo nên các màu khác.

Nối tiếp màu cấp 1, ta có 3 màu cấp 2 bằng cách pha trộn 2 màu cấp 1 với nhau theo tỷ lệ 50-50. Cụ thể như sau:

– Màu tím (Purple) = đỏ + xanh

– Màu cam (Orange) = đỏ + vàng

– Màu xanh lá (Green) = vàng + xanh

Cuối cùng, màu cấp 3 có 6 màu. CHúng được sinh ra bằng cách trộn màu cấp 2 với màu cấp 1 theo tỷ lệ 50-50. Cụ thể các màu đó như sau:

– Yellow Green = vàng + xanh lá

– Yellow Orange = vàng + cam

– Blue green = Xanh + xanh lá

– Blue purple = xanh + tím

– Red purple = đỏ + tím

– Red orange = đỏ + cam

Như vậy ta đã có 12 màu trên bảng màu tiêu chuẩn. Từ bảng màu này sẽ sinh ra các quy tắc phối màu cũng như tạo thêm những màu sắc khác bằng việc trộn thêm màu trắng, đen hoặc các màu trong bảng với nhau. Việc sáng tạo nên màu sắc là không giới hạn.

quy tắc phối màu
Bảng 12 màu cơ bản dùng để phối màu

Quy tắc phối màu số 1: Phối màu đơn sắc.

Quy tắc phối màu này đơn giản và dễ thực hiện nhất. Bạn chỉ cần chọn một màu trên bảng màu. Sau đó linh hoạt tạo nên độ đậm nhạt của màu ấy bằng cách hòa trộn với màu đen hoặc trắng. Việc phối màu đơn sắc sẽ không làm người nhìn sao nhãng, không bị bối rối hay mất tập trung. Nhờ vào sự đơn giản, không cầu kỳ mà người nhìn sẽ cảm thấy dễ chịu với không gian nội thất đồng bộ màu sắc. Tuy nhiên, nhược điểm của quy tắc phối màu đơn sắc chính là khó tạo điểm nhấn cho căn nhà.

Căn phòng phối màu thuần sắc đỏ.
quy tắc phối màu
Sử dụng màu xanh làm màu chủ đạo với những tông màu đậm nhạt khác nhau tạo nên vẻ đẹp thống nhất cho căn phòng

Quy tắc phối màu số 2: Phối màu tương đồng

Quy tắc phối màu tương đồng chính là sử dụng 3 màu liền kề trên bảng màu. Cách phối màu này tạo nên một tổng thể nhã nhặn và thu hút ánh nhìn. Với 3 màu phối hợp, kiểu phối màu tương đồng này đa dạng màu và dễ tạo điểm nhấn cho không gian hơn quy tắc số 1. Nhìn vào một thiết kế nội thất được phối màu tương đồng, bạn sẽ thấy chúng không hề rối mắt, phức tạp. Trái lại nhìn rất dịu mắt. Để vận dụng tốt quy tắc này, bạn hãy chọn một màu chủ đạo (Ví dụ Yellow), dùng màu chủ đạo cho 60% không gian. Tiếp theo đó dùng 30% không gian với màu yellow green. Cuối cùng, màu yellow orange dùng cho những chi tiết không quá quan trọng trong không gian. Thường là dùng cho các vật dụng trang trí. Như vậy, bạn đã có một không gian được phối màu tương đồng hoàn hảo.

Xanh lá mạ, xanh lá, xanh lam – 3 màu liền kề nhau trong bảng màu được sử dụng tạo nên màu sắc hài hòa. Không gây chói mắt mà cũng không quá nhạt nhòa
quy tắc phối màu
Dùng màu xanh-chàm-tím làm cho căn phòng ngủ trở nên dịu mắt mà không gây cảm giác buồn, u tối

Quy tắc phối màu số 3: Phối màu tương phản

Phối màu tương phản là cách dùng 2 màu đối xứng nhau trên bảng màu. Cách phối màu này tạo nên sự đối lập trong màu sắc, tạo hiệu ứng thị giác vô cùng tốt. Thể hiện rõ từng hình khối, góc cạnh, ý đồ của kiến trúc sư. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng tỉ lệ phân bổ hai màu này không phải là 50-50 đâu bạn nhé. Bạn cần chọn 1 màu làm tông chính (Ví dụ green), sử dụng màu này cho phần lớn kiến trúc, nội thất trong nhà. Sau đó dùng màu tương phản của green là red để tạo nên những điểm nhấn cho kiến trúc.

Việc phối màu tương phản sẽ tạo nên những không gian đầy năng động, ẩn chứa nhiều năng lượng như chực chờ bùng nổ. Do đó, tránh dùng màu tương phản cho những không gian cần sự thư giãn, yên tĩnh như phòng ngủ, phòng đọc sách, thư viện…

Xanh lá – đỏ là 2 màu tương phản cực kỳ mạnh. Chúng tạo nên vẻ trẻ trung, năng động và khỏe khoắn cho không gian

Quy tắc phối màu số 4: Phối màu bổ túc xen kẽ

Một cách dễ hình dung cách phối màu bổ túc xen kẽ chính là chọn màu theo hình tam giác cân. Bạn chọn 1 màu chủ đạo bất kỳ mà mình yêu thíc. Tiếp đó chọn thêm 2 màu trên bảng màu để chúng tạo thành một tam giác cân. Cuối cùng, sử dụng linh hoạt 3 màu này để trang trí cho ngôi nhà của bạn.

Bạn sẽ có nhiều lựa chọn để dùng màu trong quy tắc phối màu này. Dễ dàng để sức sáng tạo của bạn bay xa. Cơ hội tạo nên một sự phối hợp màu ấn tượng là rất lớn. Căn nhà của bạn vừa có sự tương phản nhất định, vừa nổi bật với 3 màu phối hợp.

Minh họa cách phối màu bổ túc xen kẽ

 

Quy tắc phối màu số 5: Phối màu bổ túc bộ 3

Quy tắc này khá giống với quy tắc số 4. Điểm khác biệt ở đây chính là thay vì tạo thành một tam giác cân thì quy tắc này tạo thành một tam giác đều trên bảng màu. 3 màu này tạo nên sự cân bằng màu sắc. Chúng khó giúp bạn tạo điểm nhấn đặc sắc cho căn nhà bởi khá đơn điệu, an toàn. Thông thường, nếu bạn muốn tạo nên một không gian cân bằng, hài hòa thì quy tắc phối màu này rất thích hợp.

quy tắc phối màu
Căn phòng được phối theo quy tắc bổ túc bộ 3

Quy tắc phối màu số 6: Phối màu bổ túc bộ 4

Quy tắc phối màu này phức tạp nhất, khó ứng dụng thành thục nhưng kết quả nó mang lại rất đáng ngạc nhiên. Kết hợp giữa 2 màu nóng và 2 màu lạnh để tạo thành tổng thể kiến trúc hài hòa, bổ sung cho nhau là những gì quy tắc này hướng đến. Chắc chắn bạn phải mất rất nhiều thời gian để chọn màu, thử nghiệm, phối hợp các màu với nhau.

Phối màu bổ túc bộ 4 trên bảng màu
quy tắc phối màu
Vàng-xanh-tim-hồng: bốn màu phối hợp tạo nên sự bắt mắt. Kết hợp với những đường nét lạ mắt khiến chúng càng hấp dẫn hơn.