Họa sĩ minh họa đang ngày càng trở thành một công việc hấp dẫn, nhưng điều đó không có nghĩa là thành công sẽ dễ dàng. Sử dụng tốt các công cụ đồ họa nhiều khi là không đủ. Tại sự kiện OFFSET năm 2018 tại Dulin, Claudine O’Sullivan, họa sĩ Ireland có văn phòng ở London và Scotland, Karan Singh, người đã làm việc từ Tokyo đến Sydney và hiện đang ở Amsterdam cùng Scott Bakal từ Trường đại học Massachusetts đã cùng nhau thảo luận về cách mà họ phát triển sự nghiệp của mình.
1. Tự xây dựng một số dự án cá nhân
Dự án cá nhân tâm đắc nhất của Claudine O’Sullivan
Trong suốt sự nghiệp của bạn nói chung và khi bạn mới bắt đầu nói riêng, các dự án cá nhân là một cách tuyệt vời để xây dựng danh mục sản phẩm của mình cũng như định hướng khách hàng về công việc mình muốn được ủy thác. Claudine O’Sullivan bắt đầu sự nghiệp của mình bằng các dự án vẽ bìa cho những sách của cô ấy trước chúng được xuất hiện cùng với các tác phẩm của MTV và WeTransfer.
Nếu bạn cảm thấy mình không có thời gian cho việc này, hãy nghĩ lại vì một dự án cá nhân có thể là một điều gì đó rất đơn giản. O’Sullivan đã sử dụng các dự án cá nhân như một cách để thư giãn và nạp lại năng lượng sau một dự án lớn hoặc căng thẳng. Và như vậy, cô ấy luôn muốn giữ cho chúng thật đơn giản. Một vài giờ với những chiếc lá đã giúp cô giành được nhiều đơn hàng mới như vậy.
2. Hãy nghĩ về những gì bạn thực sự muốn
Tác phẩm được trích từ triển lãm cá nhân của Karan Singh
“Bản năng tự nhiên sẽ khiến bạn nói có với tất cả lời đề nghị bởi vì bạn rất biết ơn ai đó đã thích thứ rác rưởi mà bạn vừa tạo ra,” Lou Bones đến từ AOI nói. Nhưng nếu bạn thường xuyên nói có với khách hàng hoặc công việc bạn không thực sự muốn làm, thì đó sẽ luôn là loại công việc mà bạn buộc phải làm. Và làm việc trong trạng thái bị tâm lý bị ức chế rât dễ khiến sản phẩm của bạn không được đánh giá cao.
Karen Singh khuyên bạn nên tìm môi trường sáng tạo mà bạn thích và tiếp tục phát triển từ nó. Nó có thể không đến từ những thương hiệu lớn – điều có thể nhanh chóng đem lại cho bạn danh tiếng và tiền bạc. Một số họa sĩ minh họa cảm thấy tốt hơn khi làm việc ở những khách hàng nhỏ bởi vì họ dễ dàng cá thể hóa trải nghiệm để đáp ứng nhu cầu khách hàng – điều rất có lợi cho sự nghiệp về dài lâu.
“Cuộc sống của chúng ta không nên chỉ xoay quanh công việc của khách hàng; trước tiên chúng ta là những nghệ sĩ”, Scott Bakal nói thêm. “Tôi đã dành bảy năm đầu tiên trong sự nghiệp của mình để làm những gì mà tôi nghĩ là một họa sĩ minh họa cần đạt được. Tôi đã thành công nhưng không hạnh phúc. Sau đó, một dự án cá nhân đã đưa tôi vào một con đường hoàn toàn khác và có được ngày hôm nay”. Bài học cho chúng ta ở đây là gì? Hãy làm những gì bạn muốn, không phải những gì bạn nghĩ bạn cần làm.
3. Đừng chạy theo xu hướng
O’Sullivan tìm thấy phong cách cá nhân của mình bằng việc vẽ những gì cô muốn
Mặc dù thật tốt khi được truyền cảm hứng từ một chi tiết trong tác phẩm của ai đó mà bạn đã thấy nhưng đó là một con dốc trơn trượt khiến bạn dễ dàng trở thành bản sao của họa sĩ minh họa mà bạn ngưỡng mộ. “Đừng chạy theo xu hướng!” Bones nhấn mạnh. “Điều đó sẽ khiến bạn mất đi sự cá tính trong các tác phẩm của mình”
Vậy đi đâu để tìm cảm hứng? “Ờ trường cao đẳng, tôi đã theo dõi tất cả những họa sĩ nổi tiếng,” O’Sullivan nói. “Cuối cùng, giáo sư của tôi chỉ nói rằng: ngừng nhìn họa sĩ minh họa và vẽ một cái gì đó đi!”
4. Không cần phải chuyển nhà
Một tác phẩm của Singh khi ở Studio Koto để quảng bá cho Airbnb ở Tokyo
“Trừ khi bạn muốn trở thành một họa sĩ có thể minh họa ở bất cứ đâu” Bones nói. “Và nếu bạn nói tiếng Anh, bạn sẽ nhận được đơn đặt hàng từ khắp nơi trên thế giới.” Thực tế sống ở đâu đó không có nghĩa là tất cả công việc của bạn sẽ đến từ đấy: khi Singh sống ở Tokyo, anh ấy chỉ thực hiện hai dự án với khách hàng địa phương. Với sự trợ giúp của Internet, việc quảng bá trên toàn cầu ngày nay trở nên thật dễ dàng. Vì vậy, bạn không cần phải di chuyển lên thành phố lớn gần nhất để tìm kiếm thành công.
5. Đừng sợ khi hỏi thêm tiền
Một tác phẩm của Bakal tại OFFSET Dulin 2018
Đừng sợ khi hỏi thêm tiền. Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là khách hàng sẽ nói không. Cũng không cần phải suy nghĩ nhiều về nó. “Tôi chỉ nói: Bạn có thể đưa ra một mức giá tốt hơn một chút hay không?” Bakal giải thích. “Đôi khi tôi thậm chí không cần thử và giải thích luôn cho điều đó.” Chỉ riêng câu hỏi nhỏ đó đã có thể khiến khách hàng tăng ngân sách cho bạn. Điều này không chỉ là sự giúp đỡ khi bạn mới bắt đầu, mà còn là một bài học quan trọng cho việc không đánh giá thấp giá trị của bản thân mình.
NGUỒN:CREATIVEBLOQ/DESIGNS.SINHVU/SINHVU.COM