Thiết kếTin tức

Chủ nghĩa Tượng trưng: Lối tiếp cận đầy ý vị trong Thơ ca và Hội họa giai đoạn chuyển giao thế kỷ

By 10 Tháng Tám, 2020 No Comments

Khi chủ nghĩa Lãng mạn bị lấn át bởi chủ nghĩa Hiện thực nửa sau thế kỷ 19, chủ nghĩa Tượng trưng ra đời vào những năm cuối thế kỷ 19 như một sự phản kháng lại sự độc tôn của chủ nghĩa Hiện thực, quay lưng lại với trường phái Thi sơn và Tự nhiên.

Gustave Moreau, “The Apparition” (chi tiết), 1886 (Ảnh: Wikimedia Commons)

Năm 1886, nhà văn kiêm nhà phê bình người Hy-lạp công khai bản Tuyên ngôn chủ nghĩa Tượng trưng (tên tiếng Anh: Symbolism). Theo Moréas, chủ nghĩa Tượng trưng “đề cao tính sáng tạo trong nghệ thuật”, hướng tới tính chủ quan thay vì thuyết duy thực, thu hút đông đảo sự chú ý của giới thơ ca.

Mặc dù đã suy yếu dần ở đầu thế kỷ 20, chủ nghĩa Tượng trưng vẫn có tầm ảnh hưởng nhất định tới các trào lưu sau đó và truyền cảm hứng cho các nghệ sĩ trong nhiều về sau. Ngay bây giờ, hãy cùng Designs.vn tìm hiểu về phong trào nghệ thuật mơ mộng này, từ nguồn gốc đến di sản để lại của nó.

Thuật ngữ “tượng trưng”

Từ Symbole (tượng trưng) của Pháp rút từ tiếng Hy-lạp. Tượng trưng là một kiểu tư duy nghệ thuật trung cổ của cả phương Đông lẫn phương Tây và nhất là dòng văn học, hội họa chịu ảnh hưởng sâu sắc của tôn giáo, đề cao sự huyền bí tâm linh trong thế giới nhận thức của con người về vũ trụ. Trong từ điển của Viện Ngôn ngữ Khoa học Xã hội Nhân văn, tượng trưng có nghĩa là: mượn vật có hình thể để biểu đạt vật không có hình thể. Có rất nhiều cách hiểu về tượng trưng trong văn học nghệ thuật. Theo nghĩa phổ biến nhất, tượng trưng là một loại hình tạo ra nhiều liên tưởng xa xôi, bất ngờ, có sức ám gợi những hàm nghĩa sâu xa, những hàm nghĩa tâm trạng. Vào cuối thể kỷ 19, với những sáng tạo của Baudelaire và Rimbaul thì tượng trưng mới thực sự được công nhận là một chủ nghĩa. Và chỉ đến ngày 18/9/1886, một năm quan trọng đã diễn ra triển lãm cuối cùng của các nghệ sĩ theo trường phái Ấn tượng, trong phần phụ lục của tờ báo Firago, Tuyên ngôn chủ nghĩa Tượng trưng đã xuất hiện, được chấp bút bởi nhà thơ Jean Moréas.

Chủ nghĩa Tượng trưng là gì?

Pierre Puvis de Chavannes, “The Dream,” 1883 (Ảnh: Wikimedia Commons)

Chủ nghĩa Tượng trưng là một trào lưu văn hóa ra đời giữa thế kỷ 19, bao trùm nhiều lĩnh vực như thơ ca, văn họa và sau này là hội họa. Chủ nghĩa Tượng trưng có quan hệ mật thiết với 2 phong cách văn học và hội họa là: Trường phái Lãng mạn (tên tiếng Anh: Romanticism) (1800-1850) và trường phái Hiện thực (tên tiếng Anh: Realism) (1840s-1880s). Trong khi sử dụng lối tiếp cận huyền bí những cảm xúc được đẩy lên cao trào của trường phái Lãng Mạn, nghệ sĩ tượng trưng từ chối lấy hiện thực xã hội làm đối tượng sáng tác như trong trường phái Hiện thực.

Đẩy lối tiếp cận này lên một mức độ cao hơn, nghệ sĩ tượng trưng sản xuất những tác phẩm có nội dung mang nhiều tầng ý nghĩa – không chỉ là sự sao chép của hiện thực. “Tất cả các cuộc biểu tình nghệ thuật đều rơi vào cảnh bần cùng và kiệt quệ tới chết,” Moréas viết trong Le Symbolisme, bản tuyên ngôn khai sinh chủ nghĩa Tượng trưng, “theo sau đó là sự sao chép, bắt chước; khiến cả những thứ mới mẻ và bay bổng cũng trở nên sáo rỗng và tầm thường.” Ông tin rằng, việc mở ra những giấc mơ và đánh thức tiềm năng sẽ hồi sinh nghệ thuật và thổi vào đó một làn gió mới.

Trong bối cảnh xã hội đang đầy biến động, chủ nghĩa Tượng trưng đã làm một cuộc bứt phá ngoạn mục, nâng thi ca và nghệ thuật lên tầng ám thị với cảm quan mới mẻ về những vùng đất xa lạ chưa từng được biết đến. Đồng nghĩa, chủ nghĩa Tượng trưng đã tạo những thay đổi lớn về mặt thẩm mỹ, tư duy văn học vừa kế thừa vừa chối bỏ chủ nghĩa Lãng mạn; thời đại mà cái tôi chiến thắng độc tôn và phát triển mạnh mẽ.

Chủ nghĩa tượng trưng

Văn học

Frédéric-Auguste Cazals, “7e Exposition du Salon des Cent” (chi tiết Paul Verlaine và Jean Moréas), 1894 (Ảnh: Wikimedia Commons)

Sau khi đăng tuyên ngôn Le Symbolisme trên tờ báo Pháp Le Figaro vào ngày 18 tháng Chín, 1886, Moréas hy vọng xây dựng chỗ đứng vững chắc của chủ nghĩa Tượng trưng. Để làm được điều này, ông lựa chọn “Tượng trưng” làm tên gọi của chủ nghĩa, ghi chú rằng “tên gọi này tượng trưng cho chủ nghĩa”. Ông cũng bàn bạc về những giá trị chính của chủ nghĩa, tập trung vào sự thuần khiết, cuộc nổi loạn chống lại “giáo dục, những cảm xúc sai trái, sự khách quan” và sự phản đối trào lưu Suy đồi, một thể loại nghệ thuật đương đại đặc trưng bởi tính phù phiếm quá mức và sự tập trung vào những hình ảnh tưởng tượng quái dị.

Nhà thơ Tượng trưng không tự nhận mình ở trong thế giới hiện thực của đời sống tầm thường hằng ngày. Sứ mệnh cao cả của nhà thơ là chạm tới những vùng đất bí ẩn của cái đẹp. Để trở nên thần bí, nhà thơ đạt đến sự siêu nghiệm vượt trên cảm tính, nhà thơ lắng nghe bản ca huyền bí, nhà thơ là nhà siêu hình, là nhà duy mỹ tôn thờ cái đẹp.

Đối với chủ nghĩa tượng trưng, mỗi câu từ đều được mang theo một giá trị đặc biệt, có nhạc tính và gợi cảm hơn là có nghĩa. Chính bởi vậy ngôn ngữ cần được thuần khiết và trau chuốt. Câu thơ của chủ nghĩa tượng trưng khá ngắn gọn, được hình thành qua một cú pháp rời rạc với nhiều tỉnh lược. Câu từ có thể tối nghĩa, bài thơ không truyền tải một ý nghĩa nhất định mà chỉ là một tập hợp âm thanh và nhịp điệu, là mê lộ của từ ngữ. Ngôn ngữ thơ trở nên khó hiểu.

Chủ nghĩa tượng trưng dọn đường cho cách mạng thơ thời hiện đại. Những trường phái cách tân của thế kỷ 20 như trường phái Lập thể, trường phái Dada, trường phái Siêu thực sẽ mượn những mục tiêu của chủ nghĩa tượng trưng như: ý muốn giải thoát thơ; từ chối chủ nghĩa hiện thực, khôi phục giấc mơ, khát vọng được chìm vào những bí ẩn của cái lạ lùng.

Một số thi sĩ tượng trưng nổi tiếng phải kể đến là: Charles Baudelaire, Stéphane Mallarmé, và Paul Verlaine.

Ngoài thơ ca, nhà văn tượng trưng còn sáng tác văn xuôi, được đăng trên các nhật báo như Le Figaro hay các tạp chí văn học như Le Plume.

Mỹ thuật

Gustav Klimt, “Judith I,” 1901 (Ảnh: Wikimedia Commons)

Khác với lĩnh vực văn học, mỹ thuật tượng trưng không bị gò bó trong một phong cách nhất định. Thay vào đó, người nghệ sĩ được tự do sáng tạo trong vùng trời riêng. Nhưng phần lớn bức tranh, bản vẽ tượng trưng sử dụng nhiều chi tiết ẩn dụ. Thông thường, họa sĩ tượng trưng sẽ khám phá những chủ đề như tính đa dâm, lãng mạn, bệnh tật, và những góc khuất. Bởi hình tượng luôn hình thành sau ý tưởng, chủ đề trong hội họa tượng trưng rất phong phú và đa dạng.

Lấy hai nghệ sĩ Gustave Moreau và Pierre Puvis de Chavannes làm ví dụ, cả hai đều yêu thích những chủ đề kỳ ảo, bắt nguồn từ thần thoại hoặc kinh thánh. Tuy nhiên, trong khi Gustav Klimt nổi tiếng với những bức tranh chân dung phụ nữ, những câu chuyện ngụ ngôn kỳ dị; bao trùm lên tác phẩm của Edvard Munch lại là một không khí u buồn, tối tăm; còn Odilon Redon thì lại khám phá tất cả mọi thứ xung quanh ông, từ thực vật, tới động vật mà cụ thể là loài nhện – mang trên mình gam màu mà ông cho là thần thành nhất: đen huyền bí

“Đen là gam màu quan trọng nhất,” Redon nói. “Nó truyền tải sức sống mãnh liệt của một sinh vật, bao gồm năng lượng, tâm trí, tâm hồn, là sự nhạy cảm. Chúng ta cần tôn trọng gam màu này. Không một thứ gì có thể biến dạng nó. Có thể nó không hợp mắt tất cả mọi người và không đánh thức được dục vọng của con người. Tuy nhiên, nó chiếm lĩnh tâm trí của chúng ta nhiều hơn bất kỳ gam màu nào trong bảng màu.”

Tầm ảnh hưởng

Alphonse Mucha, Áp phích của triển lãm “The Slav Epic”, 1928 (Ảnh: Wikimedia Commons)

Chủ nghĩa Tượng trưng vẫn phổ biến tại Pháp, Nga, và Bỉ trong suốt giai đoạn chuyển giao của thế kỷ 19 và 20. Tuy vậy, tới năm 1910, nó đã suy yếu dần nhưng vẫn để lại những giá trị to lớn, có ảnh hưởng tới các trào lưu hội họa ra đời sau đó.

Nhiều thập kỷ trôi qua, các nhà văn vẫn tìm đến thơ ca tượng trưng để khơi nguồn cảm hứng. Nhà văn Wallace Fowley từng viết: “Kể từ sau giai đoạn phát triển rực rỡ của chủ nghĩa Tượng trưng, các nhà thơ người Pháp vẫn còn bị ám ảnh bởi sự tinh khiết” – một tư tưởng được tiên phong bởi chủ nghĩa Tượng trưng. Không chỉ trong văn học, các nhà soạn nhạc thời sau cũng tìm tới thơ ca Tượng trưng như một nguồn cảm hứng, và tác phẩm Ánh trăng huyền bí (“Clair de lune”) của nhà soạn tác Debussy là một ví dụ tiêu biểu. Tác phẩm được dựa trên một bài thơ của Paul Verlaine).

Chủ nghĩa Tượng trưng cũng thu hút được sự quan tâm của đông đảo nghệ sĩ hiện đại. Họa sĩ đương đại theo trường phái Tân nghệ thuật (Art Nouveau) Alphonse Mucha đã áp dụng cách sử dụng phép ẩn dụ và hình tượng mộng mị của chủ nghĩa tượng trưng vào các bức vẽ và tác phẩm in thủ công đẹp tới mê hồn. Hay Les Nabis, một nhóm họa sĩ Hậu-Ấn tượng yêu thích màu sắc cũng kết hợp những ký hiệu ý vị trong tranh của mình, trong khi nhóm họa sĩ Siêu hiện thực lại tập trung vào trí tưởng tượng, phụ thuộc vào tiềm thức để sản sinh các ý tưởng sáng tạo.

“Ảo mộng,” nhà tiên phong của trường phái Siêu Hiện thực chia sẻ, “rất có khả năng hiện thực hóa.”

NGUỒN:MYMODERNMET/DESIGNS.SINHVU/SINHVU.COM