Các công việc của kiến trúc sư đòi hỏi làm việc nhiều với các bản vẽ và mô hình, bắt đầu từ qui mô lớn đến thể hiện chi tiết, vì vậy tỉ lệ chính là yếu tố quan trọng mà các kiến trúc sư và nhà quy hoạch luôn chú ý trong công việc của mình.
Công việc của các kiến trúc sư và nhà quy hoạch khi tốt nghiệp có thể có sự đa dạng dưới nhiều hình thức khác nhau, từ qui hoạch đô thị đến cải tạo nhà ở, từ qui mô siêu đô thị đến thiết kế nội thất nhưng nhìn chung đều làm việc trên các bản vẽ và mô hình.
Dù dự án có thể là gì, vẽ là cách để thể hiện thực tế, ý tưởng, suy đoán và quan niệm. Tỷ lệ, một yếu tố thiết lập mức độ đọc người ta phải tạo ra để thể hiện, xác định mối liên kết giữa thế giới thực và kích thước của bản vẽ hoặc mô hình. Chẳng hạn, tỷ lệ 1:1 còn được gọi là kích thước đầy đủ.
Không chỉ là mối quan hệ giữa hai con số, tỉ lệ hoạt động như một hướng dẫn về mức độ chi tiết và/hoặc chỉ ra giai đoạn nào của dự án (vì xu hướng tự nhiên của quá trình thiết kế là bắt đầu từ một quá trình suy nghĩ bao quát, đòi hỏi một tỉ lệ nhỏ hơn và để xem xét chi tiết hơn, đòi hỏi một tỉ lệ lớn hơn). Tuy nhiên, làm thế nào để bạn xác định đâu là tỉ lệ lý tưởng cho một đại diện cụ thể?
1:50.000 đến 1:2000
Phạm vi tỉ lệ bản vẽ nhỏ, nghĩa là các bản vẽ được thu nhỏ lại rất nhiều so với thực tế, thường được áp dụng cho những kích thước lớn: các phép vẽ bản đồ, bản đồ đô thị, vùng hay thậm chí là các thị trấn nhỏ vì chúng có thể xử lí dữ liệu một cách toàn diện.
Loại tỉ lệ này cũng được sử dụng trong các quy hoạch đô thị, quy hoạch vùng, chẳng hạn như quy hoạch tổng thể hay các khảo sát quang trắc trên không.
1:1000 đến 1:500
Đây là tỉ lệ lí tưởng cho hầu hết các khu đất khi phóng to các dự án yêu cầu đọc về bối cảnh mà không cần hiển thị các phần đất rộng lớn.
Tổng quan về công trình và vị trí của nó trong mạng lưới đô thị, chẳng hạn như một khối hay một khu phố, có thể sử dụng tỉ lệ này. Ngoài ra có thể làm nổi bật các yếu tố quan trọng khác như sự sẵn có của cơ sở hạ tầng, bên cạnh những thứ khác.
Khi tỉ lệ sử dụng cho học tập và nghiên cứu, nó rất hữu hiệu cho các cuộc khảo sát về chiều cao công trình, khu đất sử dụng,…
1:250 đến 1:200
Khi mục tiêu thiết kế dừng lại ở bối cảnh xung quanh và bắt đầu tập trung vào thiết kế, cần thiết phải phóng to tỉ lệ. Tỷ lệ 1: 250 và 1: 200 phù hợp để xử lý các loại mặt bằng như vậy.
Các thành phần thiết kế trở nên rõ ràng hơn, từ hình dáng đến khối tích, lối vào, đặc điểm mái nhà và mối liên hệ giữa các không gian xây dựng và các khoảng trống. Các thang đo này cũng có thể phục vụ các mặt bằng, mặt cắt và mặt đứng trong các tòa nhà lớn hơn để đọc các đề xuất một cách rộng hơn. Thậm chí họ có thể xem xét đến các thành phần không gian và bố cục.
Ngay cả khi đề cập đến những sự can thiệp nhỏ, tỉ lệ này có thể sử dụng như cách tiếp cận đầu tiên, sử dụng ổn định trong giai đoạn đầu của các cuộc thảo luận và đưa ra quyết định, theo thời gian, sẽ định hướng sự phát triển chính xác hơn về các vấn đề kĩ thuật và xây dựng.
1:150 đến 1:100
Khi qui mô càng lớn, cần đánh giá mức độ thể hiện và kích thước công việc cần trình bày. Tỉ lệ từ 1: 150 đến 1: 100 cũng có thể sử dụng cho các phương pháp tiếp cận đầu tiên của các tác phẩm và các công trình nhỏ. Trong trường hợp các tòa nhà lớn hơn, kiến trúc sư sẽ dự tính các bản vẽ và mô hình chi tiết hơn, bao gồm các yếu tố cấu trúc và bố cục được xác định rõ hơn.
Trong mọi trường hợp, điều quan trọng là phải xem xét các ý định thể hiện, có thể là hai hoặc ba chiều, để ưu tiên các yếu tố nào sẽ được làm nổi bật.
1:75 đến 1:25
Tương tự, tỉ lệ này làm việc với kết cấu, bố cục và sự liên hệ giữa các tầng.
Trong một số trường hợp, chúng cũng có giá trị cho sàn, chỉ định lớp phủ tường và thiết kế nội thất. Tỉ lệ 1:50 đến 1:25 cũng có thể phóng to các phòng để chi tiết hơn các thành phần cụ thể, chẳng hạn như hệ thống ống nước, điện hoặc kết cấu.
1:20 đến 1:10
Một cách sử dụng cụ thể hơn của tỷ lệ 1:20 và 1:10 là đại diện cho đồ nội thất. Điều này phổ biến cho cả kiến trúc sư và nhà thiết kế nội thất để trình bày hoạt động của các thành phần và cấu trúc của chúng. Vì là những đối tượng nhỏ hơn, nên nhu cầu về tỉ lệ lớn hơn là điều hiển nhiên.
Trong công trình, tỉ lệ này được dùng để thể hiện các bản vẽ chi tiết.
1:5 đến 1:1
Khi mục tiêu không còn là trình bày việc tổ chức không gian của các dự án, mà là các khía cạnh mang tính xây dựng và các thành phần của nó thì tỉ lệ lớn là những thứ cho phép chúng ta truyền đạt các chi tiết kỹ thuật với độ chính xác cao hơn. Nó yêu cầu phát triển bản vẽ đặc biệt khi nói đến vật liệu, vật cố định và phụ kiện, nghĩa là chức năng của các thành phần và cách mà chúng được tạo thành. Việc này phổ biến ở các giai đoạn nâng cao ví dụ ở dự án điều hành.
Các mô hình ba chiều tỉ lệ lớn phù hợp hơn làm nguyên mẫu cho các giải pháp xuất hiện trong quá trình thiết kế có thể hoặc không thể được sử dụng trong công trường xây dựng.
Nỗ lực hệ thống hóa một hướng dẫn sử dụng tỉ lệ trong kiến trúc làm nổi bật tầm quan trọng của việc tư duy và ra quyết định khi nói đến việc lựa chọn những gì sẽ được thể hiện trong một dự án. Điều chỉnh thực tế để ứng phó với các mức độ phức tạp khác nhau trong quá trình thiết kế là một phần sự phát triển các kiến trúc sư và cũng là công việc hàng ngày.
Lưu ý: các ví dụ được trình bày trong bài viết này không nhất thiết phải được thực hiện theo tỷ lệ được đề cập.
NGUỒN:ARCHDAILY/DESIGNS.SINHVU/SINHVU.COM