Sinh thời, Joaquín Sorolla được giới truyền thống ưu ái gọi với cái tên “Bậc thầy của ánh sáng” bởi những bức tranh ấn tượng của ông luôn sắc nét, rực rỡ và tràn ngập ánh nắng của vùng biển Valencia, Tây Ban Nha. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của người họa sĩ tài ba này.
Là trường phái hội họa thuộc thời kì nghệ thuật đương đại, trường phái Ấn tượng là một trong những trào lưu có sức ảnh hưởng lớn nhất của nền hội họa thế giới. Ra đời tại thành phố hoa lệ Paris vào cuối thế kỷ 19, trường phái Ấn tượng đã truyền cảm hứng cho vô vàn họa sĩ trong suốt 150 năm. Mặc dù hầu hết gương mặt nổi bật của phong trào Ấn tượng đều sống và làm việc tại Pháp, Joaquín Sorolla đã mang trào lưu này tới Tây Ban Nha, nơi ông được mệnh danh là “Bậc thầy sử dụng ánh sáng.”
Joaquin Sorolla, “Self-Portrait,” (1909)
Sơ lược về Sorolla
Joaquín Sorolla y Bastida sinh ra vào năm 1863 tại Valencia, một thành phố cảng nằm tại bờ biển phía đông Tây Ban Nha. Sinh thời, Sorolla đã thể hiện một niềm đam mê bất tận với hội họa. Bác trai và bác gái – người giám hộ pháp lý của Sorolla sau khi bố mẹ ông qua đời khi ông mới lên hai đã khích lệ và nuôi dưỡng niềm đam mê của Sorolla bằng cách gửi ông tới một trường học mỹ thuật khi ông lên 9.
Ở độ tuổi thanh thiếu niên, Sorolla đi nhiều để lấy cảm hứng nghệ thuật. Năm 18 tuổi, ông đã tham quan rất nhiều viện bảo tàng tại Tây Ban Nha, nơi trưng bày hàng loạt kiệt tác nghệ thuật. Vào những năm 20, Sorolla bắt đầu học vẽ tại La Mã, và sau đó, tới năm 1885, ông chuyển tới Paris, nơi ông được lần đầu tiếp cận với nền hội họa đương đại.
Joaquín Sorolla, “My Wife and My Children,” (1897-1898)
Mặc dù hầu hết các tác phẩm của Sorolla đều chịu ảnh hưởng lớn từ chủ nghĩa tân thời, ông thực chất không thực sự ấn tượng bởi thứ nghệ thuật tại Paris. “Khi một người họa sĩ gò bó mình mà không đi theo tiếng gọi của tự nhiên, anh ta sẽ lạc lối,” Sorolla nói. “Họ luôn ám ảnh bởi việc phải trung thành tuyệt đối với những quy tắc cùng kỹ thuật và làm mất đi tính trung thực cùng giá trị hiện thực của tác phẩm. Điều này, theo tôi, chính là thiếu hụt của thế hệ họa sĩ hiện đại đương thời.”
Sau một vài năm làm việc tại Pháp, Sorolla quay trở lại Tây Ban Nha để tổ chức đám cưới với người bạn đời của mình, bà Clotilde García del Castillo. Vào giữa thập kỷ 1890, Sorolla cùng vợ và ba người con chuyển tới Madrid, nơi ông trải qua bước ngoặt đầu tiên trong sự nghiệp.
Giai đoạn đầu trong sự nghiệp hội họa của Sorolla
Năm 1892, Sorolla cho ra mắt tác phẩm hội họa đầu tiên của mình, mang tên ‘¡Otra Margarita!’ hay còn gọi là ‘Another Marguerite!’ Xuất hiện trong bức tranh là hình ảnh một người phụ nữ ngồi ở hàng ghế hạng ba trên con tàu được canh gác bởi hai người cảnh vệ phía sau. ‘Margarita’ thực chất là một từ lóng dùng để chỉ gái mại dâm tại Valencia, bởi vậy người ta cho rằng người phụ nữ xuất hiện trong bức tranh đang được áp giải tới tòa án, mặc dù không có thông tin xác thực về điều này.
Joaquín Sorolla, “Another Marguerite!” (1892)
‘Another Marguerite!’ đã đem về hai giải thưởng lớn cho Sorolla: một giải vàng tại buổi Triển lãm Quốc gia tại Madrid và một giải nhất tại Triển lãm Thế giới diễn ra tại Chicago. Tác phẩm này đã đánh dấu tên tuổi của Sorolla trên trường quốc tế. Trong bức họa, danh họa sử dụng gam màu tối cùng chiếc bút lông nhỏ, tạo hiệu ứng u ám cho tác phẩm, điều này hoàn toàn trái lập với những tác phẩm thuộc thời kỳ sau của Sorolla. Tuy vậy, tác phẩm ‘Another Marguerite!’ có xuất hiện một yếu tố cấu thành tên tuổi của Sorolla: đó chính là nghệ thuật sử dụng ánh sáng mang tính ‘kịch hóa’.
Joaquin Sorolla, “Sad Inheritance,” (1899)
Sorolla đã khám phá sâu hơn về nghệ thuật sử dụng ánh sáng vào năm 1899 qua ‘Sad Inheritance’. Đây là một tác phẩm hội họa với quy mô lớn khắc họa một nhóm trẻ khuyết tật đang vui đùa trên bãi biển tại Valencia dưới sự giám sát của môngười giáo sĩ. Bức tranh nổi bật với những gam màu rực rỡ cùng những nét vẽ mềm mại, với khung cảnh nơi ông sinh sống. Có thể nói ‘Sad Inheritance’ chính là bàn đạp cho sự nghiệp về sau của Sorolla.
“Sad Inheritance đã đem lại danh tiếng nhất định cho Sorolla tại Paris, nó khẳng định tên tuổi của ông trên trường quốc tế,” bảo tàng nghệ thuật Prado tại Madrid giải thích. “Tầm ảnh hưởng của nó đã đem về cho người họa sĩ giải nhất tại Triển lãm Quốc tế 1900, khiến ông trở thành một trong những họa sĩ thành công nhất của Tây Ban Nha đương thời, khơi gợi sự thích thú của giới phê bình với hội của của Sorolla, cách ông khám phá tự nhiên một cách trung thực, đem bờ biển trở thành chủ thể của tác phẩm.”
Quá trình định hình và phát triển phong cách
Theo sau thành công của tác phẩm ‘Sad Inheritance’, Sorolla tiếp tục phát triển phong cách và cách chọn chủ đề mới lạ này. Trong một vài năm sau đó, ông vẽ nhiều cảnh bờ biển dưới ánh sáng mặt trời.
Joaquin Sorolla, “Walk on the Beach,” (1909)
Chịu ảnh hưởng từ nghệ sĩ phái Ấn tượng của Pháp lúc bấy giờ, Sorolla thực hiện tác phẩm ‘en plein air’ hay còn gọi là ‘ourdoors’ (ngoài trời), nhằm khắc họa nhân vật một cách chân thật nhất có thể. “Khi mới bắt đầu tiến hành tác phẩm này, xưởng vẽ của tôi chỉ như một gara sửa chữa,” Ông chia sẻ, “một nơi được dùng để lưu trữ và sửa chữa tác phẩm không nên là một nơi để sáng tạo nghệ thuật.”
Quá trình này giữ một vai trò quan trọng trong cách sử lý ánh sáng của Sorolla. Tương tự Claude Monet, ông thích vẽ ngoài trời để có thể quan sát và mô phỏng lại hiệu ứng ánh sáng tự nhiên một cách chính xác nhất.
Ánh sáng trong tranh của Sorolla thường thay đổi theo từng mùa, từng khung giờ trong ngày, hay thậm chí theo từng bối cảnh khác nhau. Trong một vài bức họa, ví dụ như ‘Walk on the Beach’, nhân vật của ông được phác họa dưới ánh sáng chói chang mà không hề bị cản trở bởi những tia sáng; trong một vài tác phẩm khác, bao gồm ‘My Wife and Daughters in the Garden,’ ông phác họa từng tia sáng xuyên qua tầng lá cây.
Joaquin Sorolla, “My Wife and Daughters in the Garden,” (1910)
Trong hầu hết các tác phẩm thuộc thời kỳ đỉnh cao của mình, Sorolla chịu ảnh hưởng lớn từ tư tưởng trào lưu nghệ thuật Ấn tượng. Ông đã từ chối những quy tắc gò bó và sử dụng ánh sáng như nguồn cảm hứng chủ đạo.
“Tự nhiên hay ánh sáng bản thân nó đã tạo nên những hiệu ứng màu sắc căn bản, một cách xuất thần,” ông nhận xét. “Tôi luôn nỗ lực nắm bắt những khoảng khắc ngắn ngủi đó bằng mọi giá. Trong những giây phút đó, tôi thường không bận tâm tới chất liệu, phong cách, hay quy tắc, hay bất kỳ một yếu tố nào ảnh hưởng tới nhận thức của tôi. Đối với tôi, chủ nghĩa ấn tượng không phải một ngón bịp, một công thức, hay một bài học. Nó là tư tưởng phá bỏ mọi khuôn phép dập khuôn của nghệ thuật chính thống, nó tạo một khoảng trời để người nghệ sĩ thỏa sức sáng tạo mà không bị chi phối bởi những giá trị phù phiếm.”
Sự nghiệp cuối đời và di sản để lại
Suốt giai đoạn sau của sự nghiệp, Joaquín Sorolla tiếp tục gặt hái nhiều thành công trên phạm vi quốc tế. Bên cạnh Tây Ban Nha và Pháp, các tác phẩm cuối đời của ông cũng được đón nhận rộng rãi tại Hoa Kỳ, nơi ông được giao trọng trách tiến hành ‘The Provinces of Spain’, loạt tác phẩm treo tường được trưng bày tại viện bảo tàng và thư viện tham khảo nghiên cứu nghệ thuật và văn hóa của hiệp hội Tây Ban Nha Hoa Kỳ.
Mặc dù được giới chuyên môn quốc tế đánh giá cao, hầu hết gia tài hội họa của Sorolla được lưu giữ và giới hạn tại Tây Ban Nha sau khi ông qua đời và chỉ tới sau này, tài năng hội hoa của người họa sĩ tài ba mới được công chúng đón nhận rộng rãi như một nhân tố chủ chốt của trường phái nghệ thuật Ấn tượng.
Loạt tác phẩm ‘The Provinces of Spain’ tại viện bảo tàng và thư viện tham khảo nghiên cứu nghệ thuật và văn hóa của hiệp hội Tây Ban Nha Hoa Kỳ, (2010)
Nguồn: MYMODERNME/DESIGNS.SINHVU/SINHVU.COM