Cùng với Michelangelo và Leonardo da Vinci, Raphael là một trong những gương mặt đại diện, định hình cho nghệ thuật Phục hưng Ý. Dù chỉ sống một cuộc đời ngắn ngủi nhưng những gì người nghệ sĩ để lại cho hậu thế là vô giá.
“Chân dung tự họa” – Raphael. 1504-1506. (Ảnh: Wikimedia Commons)
Nhắc tới hội họa Phục hưng Ý, ta không thể không nhắc đến nghệ sĩ, danh họa Raphael – một thần đồng được phát hiện thiên phú từ khi còn bé. Hơn 20 tuổi, Raphael được giáo hoàng đưa tới Rome và được tin tưởng giao cho trọng trách vẽ cho một số nhà thờ và tòa nhà quan trọng nhất tại Vatican, một quốc gia có chủ quyền với lãnh thổ bao gồm một vùng đất bao kín nằm trong lòng thành phố Rome. Raphael là một nghệ sĩ đa tài, ông có thể chinh phục bất kỳ bộ môn lĩnh vực gì từ tranh sơn dầu tới tranh tường, thiết kế thảm hay kiến trúc. Không ngạc nhiên khi Raphael là một trong những người định hình thời kỳ nghệ thuật thời kỳ Phục hưng.
Trong cuộc đời ngắn ngủi của mình, Raffaello Sanzio di Urbino đã để lại những di sản lớn. Raffaello nhanh chóng rời thị trấn nhỏ Urbino để chuyển tới trái tim của thời kỳ Phục hưng – thành phố Florence cổ kính tại Ý – trước khi được mời tới Rome nơi ông sinh sống và làm việc cho tới cuối đời. Chính tại đây, sự nghiệp của Raffaello được thăng hoa, ông liên tục nhận được các đơn đặt hàng mới và đã thu phục được tầng lớp quý tộc giàu có trên khắp thành phố.
Raffaello qua đời vào năm 1520, nhưng danh tiếng của ông vẫn còn sống mãi với thời gian. Các tác phẩm của ông đã khắc họa được vẻ đẹp tiêu chuẩn của thời kỳ Phục hưng, được coi là mẫu mực bởi các thế hệ tương lai. Trên thực tế, đến thế kỷ 20, danh tiếng của Raffaello thậm chí còn vượt xa cả hai huyền thoại hội họa là Michelangelo và Leonardo. Ngày nay, các tác phẩm của người họa sĩ vẫn được đánh giá cao bởi sự hài hòa và cân bằng trong các nét vẽ, màu sắc, cũng như kết cấu. Một trong những kiệt tác để đời của ông Stanze – được vẽ cho Giáo hoàng Julius II, thu hút hàng triệu người tới Vatican chiêm ngưỡng mỗi năm.
“St. Catherine of Alexandria” – Raphael. 1507. (Ảnh: Wikimedia Commons)
Ngay bây giờ, hãy cùng Designs.vn tìm hiểu về người nghệ sĩ thiên tài này.
ÔNG ĐƯỢC COI LÀ BẬC THẦY CỦA GIAI ĐOẠN THƯỢNG PHỤC HƯNG
“Chân dung Guidobaldo da Montefeltro” – Raphael. 1506. (Ảnh: Wikimedia Commons)
Sinh thời, danh tiếng của Raphael đã vang xa và sau khi ông qua đời thì nó lại càng được tăng lên. Những đóng góp của ông cho sự phát triển của nghệ thuật đã vẫn luôn được ghi nhận và ông – cùng với Michelangelo và Leonardo da Vinci – được coi là một trong những bậc thầy vĩ đại nhất của thời kỳ Phục hưng Ý.
Raphael được ngưỡng mộ vì khả năng nghệ thuật toàn diện của mình, chứng minh qua các bức vẽ lịch sử, tranh tôn giáo và tranh chân dung. Sự thành thạo về bố cục và màu sắc của ông vẫn tiếp tục có ảnh hưởng cho đến ngày nay.
ÔNG LỚN LÊN TRONG MỘT MÔI TRƯỜNG GIÀU VĂN HÓA
Ngày nay, khi nhắc tới thời kỳ Phục hưng của Ý, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến những trung tâm văn hóa lớn như Florence và Venice. Nhưng còn nhiều thị trấn trên khắp nước Ý cũng là những trung tâm nghệ thuật phát triển rực rỡ nhờ những tòa lâu đài nhỏ. Và một trong số đó là Urbino, quê hương của Raphael, nơi người lính đánh thuê Federico da Montefeltro trị vì với tư cách là công tước từ năm 1444 đến năm 1482. Dưới sự cai trị của ông, Urbino phát triển mạnh mẽ như một trung tâm văn hóa và giáo dục.
Mặc dù Montefeltro qua đời trước khi Raphael ra đời, nhưng người thừa kế của ông là Guidobaldo da Montefeltro và vợ là Elisabetta Gonzaga đã tiếp nối di sản của ông trong suốt thời niên thiếu của Raphael.
CHA ÔNG CŨNG LÀ MỘT HỌA SĨ
“Đám cưới của Trinh nữ” – Raphael. 1504. (Ảnh: Wikimedia Commons)
Niềm đam mê nghệ thuật luôn thường trực trong Raphael bởi cha ông, Giovanni Santi, là một họa sĩ tại quê hương Urbino. Như vậy, rất có thể trong suốt những năm tháng tuổi thơ, Raphael có cơ hội tiếp xúc nhiều với hoàng gia. Cha ông được giao trọng trách vẽ chân dung cho hoàng gia Urbino, nhưng đã qua đời khi Raphael 11 tuổi. Cũng từ đó, Raphael đã trở thành một đứa trẻ mồ côi, vì mẹ ông cũng qua đời khi ông mới lên tám.
Raphael có thể còn quá nhỏ để tiếp thu các hoạt động nghệ thuật từ cha mình, nhưng chắc chắn rằng tình yêu nghệ thuật và chủ nghĩa nhân văn đã được khơi gợi trong ông từ khi còn bé.
NGƯỜI THẦY CỦA ÔNG LÀ MỘT BẬC THẦY THỜI KỲ ĐẦU PHỤC HƯNG
Hình ảnh Michelangelo trong vai Heraclitus trong tác phẩm “The School of Athens” của Raphael
Vào năm 17 tuổi, Raphael đã được được đào tạo bài bản về nghệ thuật, nhưng khi ấy ông vẫn chưa sẵn sàng để bắt đầu hành nghề chuyên nghiệp. Thay vào đó, ông đi theo con đường tiêu chuẩn của các nghệ sĩ thời bấy giờ và trở thành trợ lý trong một xưởng vẽ.
Raphael phải chuyển đến thị trấn Perugia và làm việc cho một trong những bậc thầy hàng đầu của thời kỳ đầu Phục hưng – Pietro Perugino. Perugino là người sớm sử dụng sơn dầu và đã hoàn thành xuất sắc các bức tranh trên tường Nhà nguyện Sistine.
Phong cách ban đầu của Raphael gần giống Perugino, nhưng Raphael sớm vượt qua người thầy của mình. Trên thực tế, Perugino ban đầu được Giáo hoàng Julius II yêu cầu vẽ bức Stanza của Incendio del Borgo tại Vatican. Tuy nhiên, đơn đặt hàng đó đã sớm được chuyển cho Raphael, người có phong cách mà giáo hoàng ưa thích. Sự lựa chọn này có tác động lớn đến sự nghiệp của Raphael – căn phòng đó là một phần của Phòng Raphael và bao gồm kinh điển mang tên “Trường học Athens”.
MICHELANGELO LÀ ĐỐI THỦ CỦA ÔNG
“La Fornarina” – Raphael. 1518-1519. (Ảnh: Wikimedia Commons)
Vào thời điểm Raphael đến Rome vào năm 1508, Michelangelo đã làm việc chăm chỉ cho Giáo hoàng Julius II được ba năm. Michelangelo lớn hơn Raphael tám tuổi và khi đó, ông đã rất tạo được danh tiếng nhất định, Michelangelo lựa chọn làm việc bên cạnh công ty có người nghệ sĩ mới nổi. Raphael ngay lập tức được tin tưởng giao cho đơn đặt hàng lớn nhất trong sự nghiệp của mình, thư viện của Giáo hoàng ở Stanza della Segnatura. Cùng lúc đó, Michelangelo đang thực hiện bức tranh trên trần nhà nguyện Sistine .
Kỹ thuật vẽ tranh của Raphael đã thu hút được rất nhiều sự chú ý và khen ngợi, trước sự thất vọng của Michelangelo. Điều này đã làm dấy lên sự cạnh tranh gay gắt giữa hai nghệ sĩ, vì Michelangelo nghĩ rằng Raphael đang sao chép ông về mặt phong cách. Đổi lại, Raphael đã vẽ Michelangelo vào tác phẩm Trường học Athens trong vai của nhà triết học hờn dỗi – Heraclitus.
ÔNG CÓ MỘT TÍNH CÁCH CUỐN HÚT
Bức tranh tường “The Fire in the Borgo” được thực hiện bởi đội ngũ trợ lý của Raphael theo bản vẽ của ông. 1517. (Ảnh: Wikimedia Commons)
Trái ngược với Michelangelo, người được biết đến với bản tính lầm lì và hay ủ rũ, Raphael được nhớ đến với tính cách cuốn hút. Tính cách niềm nở của ông có lẽ đã được hình thành trong thời gian ông tại Urbino và không thể phủ nhận, nó đã mang đến cho ông rất nhiều lợi ích. Nó không chỉ giúp ông nhận được nhiều đơn đặt hàng mà còn khiến ông trở thành một nhà lãnh đạo tuyệt vời cho đội ngũ nghệ sĩ trợ lý của mình.
Rõ ràng, sự cuốn hút đó cũng khiến ông trở nên khá nổi tiếng với các quý cô. Mặc dù Raphael chưa bao giờ kết hôn, ông có rất nhiều người tình. Một trong những người phụ nữ ở bên ông lâu nhất là Margherita Luti, con gái của một thợ làm bánh. Bức chân dung của ông về cô, La Fornarina , được cho là ở trong studio của ông khi ông qua đời và hiện được trưng bày tại Bảo tàng Palazzo Barberini ở Rome.
ÔNG CÓ RẤT NHIỀU TRỢ LÝ
“Giáo hoàng Julius II” – Raphael. 1512. (Ảnh: Wikimedia Commons)
Khi Raphael đã trở thành một bậc thầy theo đúng nghĩa của mình, anh ấy đã xây dựng một studio với 50 trợ lý khá ấn tượng. Như một thông lệ vào thời điểm đó, các trợ lý của ông được đào tạo bài bản để lấy các bản vẽ của ông và biến chúng thành các tác phẩm hoàn chỉnh mang tên ông.
Raphael đã điều hành cỗ máy đó rất trơn tru, điều đó cũng đem lại cho ông nhiều khoản hời trong mỗi dự án. Với tư cách là trưởng nhóm, anh ấy sẽ điều phối công việc và đảm bảo rằng chất lượng công việc đạt được tiêu chuẩn đặt ra. Cũng chính nhờ vậy, đội nhóm của Raphael vẫn được đảm nhiệm các dự án mà ông đã đem về trước khi qua đời. Trên thực tế, bức họa “Sala of Constantine” tại Vatican thậm chí không được bắt đầu cho đến khi Raphael đã mất. Thay vào đó, những bức tranh này là tác phẩm của các trợ lý hàng đầu của ông, Giulio Romano, Gianfrancesco Penni và Raffaellino del Colle, những người đã thực hiện chúng theo bản thiết kế của ông
TÀI NĂNG NHƯNG ĐOẢN MỆNH
“The Transfiguration” b- Raphael. 1520 (chưa hoàn thành). (Ảnh: Wikimedia Commons)
Raphael đã sống một cuộc đời ngắn ngủi nhưng trọn vẹn. Ông qua đời vào ngày sinh nhật thứ 37 của mình vì những lý do không hoàn toàn rõ ràng. Các nhà sử học đã liệt kê viêm phổi và kiệt sức do làm việc quá sức là những giả thuyết có thể xảy ra. Dù lý do là gì đì chăng nữa, cái chết sớm của quá sớm của ông là một bi kịch.
Trong hai tuần trước khi ông qua đời, ông đã sắp xếp công việc của mình và yêu cầu được chôn cất ở Điện Pantheon. Sau một đám tang lớn với sự tham dự của rất nhiều người – bao gồm cả Giáo hoàng – yêu cầu của ông đã được chấp thuận và ngày nay, chúng ta vẫn có thể tới thăm lăng mộ của ông.
NGUỒN:MYMODERNMET/RAPHAEL-SANZIO-FACTS/SINHVU.COM