Hồ sơ xin việc là bước đầu tiên trong chu trình ứng tuyển. Một hồ sơ đẹp sẽ gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, là bước đệm đưa bạn tới gần hơn với vị trí tuyển dụng. Tuy nhiên, như thế nào là một hồ sơ đẹp và đâu là những chi tiết người ứng tuyển nên lưu ý để tránh bị mất điểm với nhà tuyển dụng? Bài viết sau sẽ giải đáp những thắc mắc trên.
Hiện nay, người ứng tuyển có thể dễ dàng lựa chọn và tham khảo các mẫu hồ sơ xin việc vô cùng phong phú và đa dạng được cung cấp miễn phí trên mạng. Và mặc dù không có một quy chuẩn nhất định cho một bộ hồ sơ xin việc hoàn hảo, có một số lưu ý bạn nên nằm lòng nếu không muốn mất điểm với nhà tuyển dụng. Khả năng sáng tạo và phong cách riêng là những điều bạn nên thể hiện trong hồ sơ xin việc của mình, bạn cũng nên sắp xếp hợp lý các kinh nghiệm công việc trước đó tùy vào đối tượng nhà tuyển dụng mình hướng đến.
Ngoài ra, còn có một vài yếu tố sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng, và ngược lại, một vài chi tiết bạn nên lưu ý nếu không muốn bị loại từ vòng gửi xe. Bởi những chi tiết này có thể khiến cho hồ sơ xin việc của bạn trở nên rối rắm, phức tạp, hoặc thừa thãi. Cũng có thể, những chi tiết đó sẽ khiến nhà tuyển dụng băn khoăn và cố gắng đi tìm lời giải đáp từ những nguồn khác.
Sau đây hãy cùng designs.vn bóc tách 7 chi tiết người ứng tuyển hoàn toàn không nên đưa vào hồ sơ xin việc của mình nếu không muốn mất điểm hay thậm chí là bị loại từ vòng gửi xe nhé. Tuy rằng thi thoảng, việc phá cách có thể tạo nên hiệu ứng bất ngờ, tuy nhiên, phần lớn thời gian nhà tuyển dụng sẽ thấy khó chịu với một số lỗi mà người ứng tuyển thường mắc phải trong hồ sơ xin việc.
01. Liệt kê toàn bộ sản phẩm hoặc thành tích đã đạt được
UX Designeer NhaMarco Marino chỉ đưa vào hồ sơ ba dự án nổi bật nhất của mình
Phần lớn ứng cử viên đều muốn liệt kê toàn bộ các sản phẩm từng thực hiện hoặc các thành tích đã đạt được từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường cho tới khi đã đi làm. Điều này khá dễ hiểu bởi người ứng tuyển thường có tâm lý chung là muốn thể hiện vốn kinh nghiệm dày đặc của mình trên nhiều lĩnh vực, tuy nhiên, hãy cưỡng chế lại ham muốn này. Không một nhà tuyển dụng tiềm năng nào sẽ đọc hết bảng liệt kê dài hàng cây số của bạn.
Hơn nữa, nếu bạn liệt kê quá nhiều sản phẩm hoặc thành tích từng đạt được hoặc trải qua, nhiều khả năng nhà tuyển dụng sẽ chỉ vô tình lựa chọn đọc ngẫu nhiên một số ít kém nổi bật hơn các sản phẩm hoặc thành tích khác, dẫn tới phản ứng ngược. Tuy vậy, một hồ sơ với bảng thành tích hay thành quả quá nghèo nàn cũng sẽ là một điểm trừ đối với nhà tuyển dụng. Bởi vậy, hãy biết định lượng và chọn lọc, thể hiện đủ để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
UI designer nổi tiếng Marco Marino chỉ liệt kê bốn dự án nổi bật chất mà anh từng thực hiện cho các đối tượng khách hàng khác nhau trong hồ sơ xin việc của mình. Mỗi dự án đều được minh họa sinh động với hình ảnh trực quan, ngoài ra, với một cú click chuột, nhà tuyển dụng cũng có thể đọc chi tiết về những dự án đó. Các sản phẩm được trình bày một cách khoa học, gây ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng. 4 dự án đã đủ để đưa Marco Marino vào vòng tuyển dụng tiếp theo.
02. Câu chuyện đời mình
Digital designer Tom Parkes giới thiệu bản thân một cách thông minh (Ảnh: Tom Parkes)
Hầu hết các nhà tuyển dụng đều không quan tâm tới trường tiểu học bạn theo học, những thành phố bạn từng sinh sống, hay những nơi bạn từng tới du lịch. Việc cung cấp quá nhiều thông tin không cần thiết có thể khiến hồ sơ của bạn trở nên rời rạc và thiếu chuyên nghiệp. Biểu hiện khoe khoang hoặc tự cao tự đại cũng là một điểm trừ lớn khi ứng tuyển. Điều mà các nhà tuyển dụng quan tâm là bạn là ai? Bạn có những năng lực và tố chất gì thích hợp cho vị trí tuyển dụng? Bạn có thể đóng góp được những gì cho công ty, và liệu bạn có thích nghi được với môi trường làm việc và văn hóa của công ty hay không. Một lần nữa, hãy biết cung cấp thông tin một cách có chọn lọc, vừa đủ để khẳng định được năng lực của bạn thân, đồng thời cũng thể hiện được phong cách cá nhân, sự tự tin và khiêm tốn của mình, chứng minh với nhà tuyển dụng rằng bạn là một ứng cử viên sáng giá cho vị trí này.
Hãy giới thiệu bản thân một cách trung thực, giản dị, và thông minh, đủ để nhà tuyển dụng hiểu được về phẩm chất và sự nghiệp của bạn, từ đó đưa ra được một quyết định đúng đắn và sáng suốt nhất. Digital designer nổi tiếng Tom Parkes nhấn mạnh tầm quan trọng của yếu tố hài hòa, cân bằng trong một hồ sơ xin việc. Anh giới thiệu ngắn gọn mình là ai và những công việc từng làm trước khi cung cấp dẫn chứng cụ thể về các thành tựu của mình.
03. Cách bố trí quá mức rắc rối
Digital designer Michael Schmid chứng minh rằng đôi khi sự tối giản sẽ mang lại hiệu quả cao (Ảnh: Michael Schmid)
Một hồ sơ được thiết kế công phu và độc đáo sẽ thể hiện được sự sáng tạo và khả năng thiết kế của bạn, tuy nhiên, quỹ thời gian và sự kiên nhẫn có hạn của nhà tuyển dụng không cho phép họ tìm hiểu kỹ lưỡng về bố cục của tập hồ sơ. Nếu như nhà tuyển dụng chưa từng có ấn tượng với một trong những sản phẩm của bạn hoặc biết đến bạn qua một lời giới thiệu, họ sẽ không dành thời gian để lần mò những thông tin quan trọng trong tập hồ sơ quá mức phức tạp của bạn. Hãy trình bày nó một cách đơn giản và làm nổi bật những thông tin quan trọng ví dụ như địa chỉ email hoặc link mạng xã hội của bạn.
Nhà lập trình viên nổi tiếng người Đức Michael Schmid trình bày hồ sơ xin việc của mình một cách đơn giản nhưng hiệu quả chỉ trong một trang A4. Anh cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết và với mỗi công việc từng trải, anh đều dẫn link chi tiết kèm theo địa chỉ email và link mạng xã hội. Ngoài ra, anh cũng chèn thêm hiệu ứng micro glitch nhằm tối ưu tính hiệu quả cho CV và thể hiện khả năng sáng tạo của mình.
04. Không thể hiện được phong cách làm việc
Nhà thiết kế sản phẩm Daniel Polevoy đính kèm bản thảo trong hồ sơ (Ảnh: Daniel Polevoy)
Mục đích lớn của rất nhiều hồ sơ xin việc là gây ấn tượng với nhà tuyển dụng thông qua những sản phẩm hoàn chỉnh họ từng thực hiện. Lấy ví dụ về một nhà lập trình viên và người tuyển dụng/khách hàng của mình. Một vấn đề lớn nảy sinh là mỗi dự án một khác, và nhiều khả năng yêu cầu của khách hàng sẽ không trùng khớp với sản phẩm trước đó của bạn. Bởi vậy, việc trình bày những sản phẩm hoàn chỉnh sẽ không cung cấp được nhiều thông tin về cách thức làm việc của bạn, phương pháp, và cách mà bạn đưa ra quyết định. Khi một khách hàng tìm kiếm nhà thiết kế, họ sẽ quan tâm nhiều hơn tới cách thức bạn làm việc hay thực hiện sản phẩm, cách bạn giải quyết khủng hoảng thay vì kết quả cuối cùng.
Nhà thiết kế sản phẩm Daniel Polevoy cung cấp đầy đủ bản phác thảo và chi tiết về cách thức sản xuất một sản phẩm trong CV của mình. Bên trên là hình ảnh bản thảo vẽ tay của một dự án cá nhân mà anh thực hiện cho phần mềm Go Pro của iOS trước khi thực hiện mockup. Tránh sử dụng các từ ngữ chuyên ngành gây khó hiểu cho khách hàng thông thường, và thảo luận kỹ lưỡng trước khi đưa ra bản thiết kế cuối cùng.
05. Sản phẩm một màu
Brook Perryman sắp xếp các sản phẩm của mình một cách khoa học (Ảnh: Brook Perryman)
Đối với lĩnh vực thiết kế, nếu như bạn không tập trung vào một mảng chuyên biệt hoặc giả dụ, khách hàng của bạn chưa xác định được một phong cách chi tiết thì bạn nên cung cấp cho họ nhiều sự lựa chọn về các loại sản phẩm, phong cách, và mẫu mã khác nhau. Việc cung cấp những sản phẩm một màu, cùng kiểu dáng, phong cách, hoặc mẫu mã khiến bạn mất điểm trầm trọng với khách hàng. Các khách hàng tiềm năng có thể cho rằng bạn các dự án bạn từng thực hiện đều đi theo một lối mòn, một phong cách nhất định, và rằng bạn thiếu sự sáng tạo, tính linh hoạt mà họ cần.
Hãy cố gắng đa dạng hóa những sản phẩm được giới thiệu cho khách hàng, chứng minh cho họ rằng bạn có sự linh hoạt và hoàn toàn đáp ứng được bất kể yêu cầu gì của họ. Phân loại sản phẩm cũng là một cách hay để giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn phong cách, mẫu mã họ yêu thích. Trong trường hợp của nhà thiết kế đồ họa người Mỹ Brook Perryman, cô sắp xếp khoa học các hạng mục sản phẩm như mục lục, bìa sách, bao bì.
06. Thiết kế kém linh hoạt
Hồ sơ của nhà thiết kế web Paravel hiển thị tốt trên tất cả các thiết bị (Ảnh: Paravel)
Là một digital design, bạn luôn phải đảm bảo rằng CV của mình có thể hiển thị một cách chuyên nghiệp trên mọi thiết bị. Và thậm chí, cả những nhà thiết kế trên giấy cũng phải để tâm tới yếu tố responsiveness. Trong bất kỳ lĩnh vực nào, người tuyển dụng bạn cũng có thể xem qua CV của bạn trên bất kỳ thiết bị nào như điện thoại, laptop, hoặc máy tính bảng. Không còn điều gì tồi tệ hơn là việc hồ sơ của bạn gặp trục trặc về lỗi hiển thị trên điện thoại hoặc máy tính bảng.
Để khắc phục vấn đề này, bạn có thể kiểm tra khả năng hiển thị của CV trên Google’s Mobile-Friendly Test, chỉ cần ấn chuột phải và lựa chọn “inspect” trên trình duyệt Chrome. Texan Web cũng cung cấp các mẫu hồ sơ Paravel có thể hiển thị chuẩn xác trên mọi thiết bị, hãy nhập tên của khách hàng hoặc nhà tuyển dụng sau mỗi dự án trên các màn hình lớn và logo trên các màn hình nhỏ. Ngoài ra, xây dựng nền tảng CV của bạn trên Ứng dụng web nâng cao PWA cũng là một cách hay để gây ấn tượng với khách hàng hoặc nhà tuyển dụng. Hồ sơ xin việc của Simon Renault hoạt động thật trơn chu và chuyên nghiệp trên mọi thiết bị.
07. Lạm dụng biến tĩnh (static presentation)
Ảnh: Eugene So
Khi mà thế giới online đang ngày càng phát triển, người ta càng đề cao sự tương tác và những yếu tố di chuyển (movement). Các lập trình viên đang có cuộc cạnh tranh khốc liệu, và chính các yếu tố di chuyển sẽ tạo ấn tượng mạnh với người dùng. Bởi vậy, các nhà lập trình dần phải sử dụng thêm các yếu tố chuyển động trong CV của mình, các chi tiết nhỏ hay các thao tác ngắn (micro interactions), các hiệu ứng chuyển tiếp màn hình, bên cạnh các hiệu ứng hiển thị khác như thay đổi màu sắc hình nền, khiến cho các số liệu trở nên sinh động hơn.
Nếu bạn làm việc trong lĩnh vực digital design và UI, các yếu tố di chuyển còn quan trọng hơn nữa. Bởi không một người dùng nào cảm thấy thoải mái khi phải liên tục nhấn link chuyển sang một trang cụ thể để hiểu được dòng mô tả chuyển động của người dùng mà bạn thiết kế. Thay vào đó, hãy sử dụng video hoặc GIFs. Thay vì trình bày hồ sơ theo hiệu ứng tĩnh, hãy thử thiết kế hồ sơ theo dạng video thuyết minh để thể hiện cách thức bạn xử lý vấn đề cụ thể. Cách này cũng cho phép bạn chứng minh khả năng tạo flows và sự tỉ mẩn của một nhà thiết kế.
Tuy nhiên, quá nhiều yếu tố di chuyển cũng có thể gây hiệu ứng ngược bởi mắt người thường bị hấp dẫn bởi những hiệu ứng lớn, nổi bật mà có thể bỏ sót những chi tiết nhỏ bạn đã dày công chuẩn bị. Eugene So lựa chọn sử dụng nhiều màn hình hiển thị liên tiếp để giới thiệu một số dự án phần mềm mà đã thực hiện, tuy nhiên, cô đã giảm độ nhiễu (visual noise) bằng cách chỉ để duy nhất một màn hình di chuyển. Đem đến cho người dùng trải nghiệm dễ chịu mà không hề bị rối mắt.
NGUỒN:MYMODERNMET/DESIGNS.SINHVU/SINHVU.COM