Kinh nghiệmThiết kế

Những chỉ dẫn không thể thiếu khi vẽ phối cảnh trong hội họa

By 3 Tháng Một, 2020 No Comments

Phối cảnh trong hội họa là một kỹ thuật rất khó để thành thạo. Rất nhiều nghệ sĩ đã phải vật lộn để nắm vững nó kể từ khi họa sĩ Fillipo Brunelleshi đến từ Florentine lần đầu tiên sử dụng vào năm 1415. Vì vậy nếu bạn gặp khó khăn trong việc vẽ phối cảnh thì chưa có gì phải lăn tăn. Bởi bạn sẽ hiểu rõ vẽ phối cảnh chính xác là gì và cách tạo ra những hình ảnh đáng tin cậy sử dụng kĩ thuật phối cảnh qua bài viết sau đây.

Vẽ phối cảnh trong hội họa là gì?

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc khắc họa chiều sâu đối tượng trong bức vẽ của mình thì rất có thể bạn đang phải vật lộn với thứ được gọi là phối cảnh. Đây là kĩ thuật giúp bạn truyền tải thực tế ba chiều của vật thể lên bề mặt hai chiều bằng cách làm cho các thành phần của đối tượng được hiển thị dần ra xa khỏi người xem. Và như vậy, cốt lõi của việc vẽ phối cảnh là thể hiện đối tượng bằng góc nhìn của người vẽ. Việc có thể tái hiện chính xác cách vật thể nhỏ dần đi trong không gian thực sẽ làm cho các bức vẽ của bạn trở nên chân thực hơn và giúp thu hút sự chú ý của người xem vào trung tâm của bối cảnh bạn đang muốn nhắm tới.

May mắn thay, một vài bước dễ dàng sau đây sẽ giúp bạn nắm bắt được các nguyên tắc cơ bản của vẽ phối cảnh thông qua việc tái hiện đối tượng trong lớp học vẽ – bối cảnh hết sức thân quen với những người mới bắt đầu. Chúng tai cũng sẽ làm quen với một vài kỹ thuật giúp bạn “khắc họa” các chiều của đối tượng bằng bút chì hoặc cọ vẽ một cách dễ dàng hơn.

1. Lên kế hoạch cho không gian của bạn

Điều đầu tiên bạn cần làm là xác định trên bề mặt bạn dùng, ví dụ giấy hoặc vải, ranh giới của đối tượng bạn mong muốn. Lý do là vì rất dễ dàng khi bạn bắt đầu với đôi chân ở dưới khung hình và sau đó phát hiện ra rằng bạn chỉ có thể hoàn thành phần đầu của bức hình khi bạn nới rộng thêm khung.

Rất nhiều họa sĩ sẽ thử và sửa lỗi này bằng cách biến đổi hình ảnh cho vừa khung hình, và điều này sẽ dẫn tới việc loại bỏ hoàn toàn chủ nghĩa hiện thực ra khỏi bức vẽ. Vì vậy, nếu bạn nhận thấy mình vừa thực hiện việc này, thì tốt hơn hết là bạn nên bắt đầu lại trước khi tiếp tục với các bước tiếp theo.

2. Thêm đường hướng dẫn

Hãy thử và đặt hình của bạn vào một khung hình chữ nhật/hình vuống và nhẹ nhàng phác thảo nó trên bề mặt để bạn có thể dễ dàng sửa đổi hoặc xóa nét vẽ sau này. Sử dụng các kỹ thuật đo lường để đảm bảo chúng là chính xác nhất có thể.

Tiếp theo, bạn cần vẽ một đường thẳng song song với trục dọc của bức hình để làm cột mốc đo chiều cao của toàn bộ các thành phần còn lại. Tuy nhiên, đường thẳng đứng này không nhất thiết phải nằm ở trung tâm mà có thể nằm ở bên.

3. Quên tất cả những gì bạn nghĩ rằng bạn biết

Bạn cần lãng quên tất cả những nếp nghĩ bạn đã định hình từ trước về hình dạng con người nên được trông như thế nào. Hãy quan sát và vẽ lại những gì bạn nhìn thấy, không phải những gì bạn nghĩ rằng bạn nên thấy. Điều này nghe có vẻ đơn giản, nhưng đây là sai lầm số một của hầu hết họa sĩ vẽ phối cảnh khi mới bắt đầu.

Đo lường, đo lường, tiếp tục đo lường và tin tưởng vào số đo của bạn. Và trong việc thực hành vẽ phối cảnh nghiêm ngặt, hình dạng thực tế con người không hề phù hợp với các lý tưởng định sẵn của chúng ta.

4. Tạo dựng các khối hình lớn

Chúng ta bắt đầu bằng cách bỏ qua các chi tiết để tập trung tạo dựng các khối hình lớn. Sử dụng đường thẳng đứng ở trên để làm mốc tính toán kích thước các hình khối và bạn sẽ thấy được độ lớn tương đối của các cấu trúc giải phẫu chính trên đối tượng và cách thức chúng tương tác với nhau như thế nào.

Tuy nhiên, giá trị của các phép đo tuyệt đối cũng hết sức hữu ích. Di chuyển từ dưới lên trên rồi đánh dấu vị trí một nửa, một phần tư đường thẳng đứng ở trên và xem điểm này ngang với những điểm nào trong đối tượng của bạn. Rất có thể nó không phải là nơi bạn tưởng tượng. Giữ mọi thứ nhẹ nhàng và đơn giản để họ dễ dàng sửa đổi và tiếp tục đo lường.

5. Gắn kết mọi thứ lại với nhau

Khi bạn đã hoàn thành phác thảo các thành phần chính thì đây là lúc bạn bắt đầu gắn kết mọi thứ lại với nhau. Đây cũng là thời điểm hết sức quan trọng khi bạn cần suy nghĩ và thử nghiệm cách thức khắc họa các chiều không gian.

Bạn phải quan sát kĩ lưỡng và mô tả nghiêm túc cách thức các lớp giải phẫu xếp chồng lên nhau như thế nào, các khối cơ phân bố từ trước ra sau ra sao như bàn chân trước bắp chân, bắp chân trước đùi, đùi trước mông v.v … Hãy dùng bút chì hoặc cọ vẽ của bạn thực hiện các hành trình xuyên qua không gian của các khối cơ, dọc theo bề mặt nhấp nhô của nó và mô tả chúng bằng nét vẽ của riêng mình.

Thử nghiệm kĩ thuật phối cảnh

Sau đây là phác thảo một vài kỹ thuật giúp bạn bổ sung các cơ vào bộ khung mà bạn vừa mới xây dựng. Bạn nên thử nghiệm nhiều lần để xem những gì là tốt nhất cho mình. Cho đến khi bạn xây dựng được một nền tảng vững chắc thì bạn không nên biến tấu quá xa. Nếu bạn thấy thứ mình làm đang sai, hãy quay lại với những hình khối chính ban đầu và đảm bảo rằng chúng vẫn chính xác 100%.

Những hiểu biết về giải phẫu người là hết sức hữu ích với bất cứ kỹ thuật nào bạn sẽ thực hiện. Vậy nên bạn nên đầu tư vào một cuốn sách giải phẫu tốt như Giải phẫu cho nghệ sĩ của Sarah Simblet hoặc Grey’s Anatomy. Sự hiểu biết của bạn về cách thức tổ chức hình dạng con người càng lớn, bạn càng dễ dàng tìm thấy cách vẽ phối cảnh phù hợp cho mình.

1. Kỹ thuật hình học

Việc chia nhỏ hình dạng con người thành các khối hình học đơn giản có thể thực sự hữu ích khi bạn cần giải quyết vấn đề hoàn thiện chi tiết giải phẫu, đặc biệt là trong một phối cảnh có sẵn, ví dụ các chi là hình trụ thon và thân thì có hình khối. Hãy tưởng tượng và thử làm thế nào những hình dạng hình học này có thể liên kết với nhau một cách vừa vặt. Một khi bạn có được những hình khối đơn giản này và các tỉ lệ thu phóng, bạn có thể dễ dàng loại bỏ các đường viền để lộ hình dạng con người đang nằm ở bên trong.

2. Kỹ thuật cuộn dây (hoặc xoắn ốc)

Kỹ thuật cuộn (hoặc xoắn ốc) là phương pháp xây dựng không gian ba chiều bằng cách phác họa hình dạng bới các đường elipe đông tâm hoặc xoắn ốc, theo các đường viền của đối tượng của bạn. Tốt nhất là sử dụng một cây bút chì rất mềm khi áp dụng kỹ thuật này vì mọi thứ có thể trở nên khá lộn xộn và bạn sẽ cần phải thực hiện việc tẩy xóa nét vẽ thừa đi.

Khi mô tả dạng thẳng đứng hoặc nằm ngang, các cuộn dây sẽ xuất hiện gần như phẳng hoặc là các đường đơn giản. Ngay khi biểu mẫu di chuyển ra xa khỏi bạn hoặc lại gần về phía bạn thì các cuộn dây mở ra, biến đổi từ các đường thành hình elip và trở thành vòng tròn gần trước khi làm phẳng lại khi phác họa thay đổi hướng. Đây cũng là một kỹ thuật tuyệt vời để bạn cảm nhận hình dạng của đối tượng tốt hơn.

NGUỒN:CREATIVEBLOQ/DESIGNS.SINHVU/SINHVU.COM