Thiết kếTin tức

Khám phá 8 bức tranh tả cảnh biển quan trọng nhất lịch sử hội họa

By 16 Tháng Sáu, 2020 No Comments

Hội họa đã tồn tại từ hàng chục ngàn năm. Với lịch sử lâu đời như vậy, chắc chắn hội họa đã chứng kiến vô vàn trào lưu, xu hướng đa dạng. Hết lần này tới lần khác, các họa sĩ đã tái sử dụng mẫu hình cũ, từng xuất hiện trong các trào lưu hội họa quan trọng.

Tương tự các loại hình hội họa phổ biến như tranh tĩnh vật hay tranh chân dung, tranh tả cảnh biển đã xuất hiện từ thời kỳ cổ đại. Chủ đề của bức tranh có thể là vẻ đẹp của đại dương, những chuyến hải du, hay là sự kết hợp của cả hai chủ đề trên. Nó mở ra trước mắt ta một thế giới mới, chính điều này đã giúp cho nó trở thành một trong những kho báu được săn đón nhất.

Sau đây hãy cùng designs.vn chiêm ngưỡng 9 bức tranh nổi tiếng nhất tả cảnh biển

TRANH KHẮC TRÊN ĐÁ TẠI GOBUSTAN

Tranh khắc trong hang động Khu bảo tồn quốc gia Gobustan, Azerbaijan (Ảnh: Wikimedia Commons)

Bức tranh tả biển lâu đời nhất được tìm thấy tại Vườn Quốc gia Gobustan của Azerbaijan. Khu bảo tồn quốc gia Gobustan nằm ở phía tây Gobustan, cách trung tâm Baku khoảng 40 dặm về phía tây nam. Khu bảo tồn này được thiết lập năm 1986, khi vùng này được công nhận là khu di tích lịch sử quốc gia của Azerbaijan, nhằm bảo tồn gần 6.000 hình khắc trên đá từ thời cổ đại.

Những hình khắc này được tạo nên bởi các thợ săn trong khoảng 5.000-20.000 năm TCN, khắc họa nhiều chủ đề, từ những chiến binh với vũ khí, những vị thần, chiếc bè độc mộc được làm từ một loài thực vật tương tự cỏ – sinh trưởng trong đầm lầy.

CHIẾC BÌNH CÓ HÌNH NGƯỜI CÁ

“The Siren Vase,” ca. 480 BCE-470 BCE (Ảnh: Wikimedia Commons)

Trong nghệ thuật Hy Lạp cổ đại, chủ đề thần thoại thường được ưa chuộng hơn đời sống sinh hoạt. Tuy vậy, hình ảnh đại dương vẫn được xuất hiện trong những bức tranh về các câu chuyện dân gian, tiêu biểu là The Siren Vase, chiếc bình đựng nước từ thế kỷ 5 TCN.

Trên thân bình là những hình ảnh tái hiện lại một phân cảnh nổi tiếng nhất trong câu chuyện thần thoại Hy Lạp The Odyssey của Homer: Các thủy thủ đoàn đang trói Odysseus lại để chàng không còn bị cuốn theo giọng hát đầy quyến rũ của người cá.

TRANH KHẢM TẠI PALESTRINA

“Nile Mosaic of Palestrina,” ca. 100 TCN (Ảnh: Wikimedia Commons)

Năm 100 TCN, các nghệ nhân La Mã cổ đại đã thực hiện bức khảm Palestrina Mosaic, khắc họa dòng sông Nile nổi tiếng. Bức khảm này là một trong những tác phẩm khảm có quy mô lớn nhất còn được lưu giữ từ Đế chế La Mã cổ đại.

Tác phẩm tô điểm cho một góc tường đá trong hang động với hình ảnh dòng nước uốn lượn quanh co.

TẤM THẢM BAYEUX

“Seafarers” Detail of the Bayeux Tapestry, 11th century (Ảnh: Wikimedia Commons)

Xuất hiện từ thế kỷ 11, tấm thảm dài hơn 70m là điển hình của hội họa quy mô lớn giai đoạn Trung cổ. Tấm thảm khổng lồ được thêu từ lông cừu và vải lanh. Những chi tiết trên tấm thảm đều xoay quanh cuộc xâm lược Anh của người Norman vào năm 1066.

Giữa khung cảnh đông đúc và hỗn độn, con thuyền xuất hiện nhằm lột tả tầm quan trọng của biển cả trong trận đánh Hastings.

TÁC PHẨM BÃO TỐ TRÊN BIỂN GALILEE CỦA HỌA SĨ REMBRANDT

Rembrandt, “The Storm on the Sea of Galilee,” 1633 (Ảnh: Wikimedia Commons)

Họa sĩ kiêm nghệ sĩ khắc bản in nổi tiếng người Hà Lan Rembrandt được biết đến rộng rãi với bộ sưu tập tranh chân dung tự họa. Tuy vậy, chân dung không phải chủ đề duy nhất danh họa này khám phá. Gia tài nghệ thuật của ông còn xuất hiện những bộ tranh chân dung và tranh vẽ các cảnh trong kinh thánh, cả hai được đồng có xuất hiện trong bức tranh tả cảnh biển đặc biệt: The Storm on the Sea of Galilee (1633).

Bức tranh thuật lại câu chuyện về điều kỳ diệu được mang đến bởi chúa Giê su. Hiện lên trong bức tranh là cách xử lý ánh sáng và sự kịch tính – hai yếu tố làm nên tên tuổi của Rembrandt.

Không may, bức tranh đã bị đánh cắp khỏi bảo tàng Isabella Stewart Gardner vào năm 1990 và vẫn thất lạc cho tới ngày hôm nay.

BỨC TRANH THE GREAT WAVE OFF KANAGAWA CỦA HỌA SĨ HOKUSAI

Hokusai, “The Great Wave off Kanagawa,” ca. 1830-1832 (Ảnh: Wikimedia Commons)

Những làn sóng được cách điệu hóa xuất hiện phổ biến trong dòng tranh khắc gỗ ukiyo-e. Theo đúng phong cách của ukiyo-e, những con sóng xanh xuất hiện theo những cuộn sóng lớn, dữ dội – nổi tiếng nhất là bức họa The Great Wave off Kanagawa của Hokusai.

The Great Wave là tác phẩm đầu tiên nằm trong chuỗi Thirty-six Views of Mount Fuji (36 cảnh núi Phú Sĩ), bộ tranh về cảnh núi ngọn núi cao nhất của Nhật Bản từ nhiều góc độ. Mặc dù tiêu điểm ban đầu của bức tranh là núi Phú Sĩ, những cuộn sóng dâng trào lại thống trị khung hình, cuốn trôi mọi vật cản xuất hiện giữa đường, chứng minh sức mạnh lớn lao của biển cả.

TÁC PHẨM THE SLAVE SHIP CỦA HỌA SĨ J. M. W. TURNER

J. M. W. Turner “Slave Ship (Slavers Throwing Overboard the Dead and Dying, Typhoon Coming On),” 1840 (Ảnh: Wikimedia Commons)

Joseph Mallord William Turner là một họa sĩ tranh sơn dầu, màu nước, và nghệ sĩ khắc bản in nổi tiếng với những bức tranh khắc tả khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, uy nghi hay những nghiên cứu về máy móc. Khi mới vào nghề, Turner đã đi du lịch vòng quanh châu Âu để mài dũa kỹ thuật của mình. Chính nhờ chuyến đi này đã mang đến cho Turner niềm yêu thích lớn với tranh phong cảnh, từ đó, ông không ngừng thí nghiệm với màu sắc và lối vẽ lỏng (loose bruskwork).

Lối tiếp cận tân tiến này đặc biệt nổi bật trong tác phẩm Slave Ship (1840), với bối cảnh vào lúc bình minh, được truyền cảm hứng từ một sự kiện có thật: Vụ thảm sát 133 nô lệ trên chiếc tàu chở nô lệ mang tên Zong vào năm 1781.

TÁC PHẨM IMPRESSION, SUNRISE CỦA HỌA SĨ CLAUDE MONET

Claude Monet, “Impression, Sunrise,” 1872 (Ảnh: Wikimedia Commons)

Năm 1872, họa sĩ người Pháp Claude Monet tới thăm Le Havre, một thị trấn ven biển nơi gắn liền với tuổi thơ ông. Trong suốt kỳ nghỉ đó, ông hoàn thành một seri gồm sáu bức tranh khắc họa cảnh cảng Le Havre vào các điểm trong ngày, từ bình minh tới đêm khuya. Seri này bao gồm bức tranh Impression, Sunrise, khám phá cảnh sớm mai phản chiếu lên mặt nước.

Mặc dù bức tranh có sự xuất hiện của khá nhiều chi tiết, từ hình ảnh phản chiếu của chiếc thuyền, con tàu, hay những ống khói, Monet đã lựa chọn hình ảnh phản chiếu của ánh sáng mặt trời và phản chiếu của nó lên mặt nước làm điểm nhấn – thể hiện rõ ở cái tên của bức tranh và đặc biệt hơn, ở tên gọi của phong trào Ấn tượng.

NGUỒN:MYMODERNMET/DESIGNS.SINHVU/SINHVU.COM