Thiết kếTin tức

Giải mã các chi tiết tượng trưng trong họa phẩm

By 14 Tháng Chín, 2020 No Comments

Chân dung Arnolfini (1434) là là tác phẩm tranh sơn dầu trên gỗ sồi của họa sĩ Jan van Eyck, được đánh giá là tác phẩm mẫu mực của hội họa Phục hưng.

Jan Van Eyck, “Chân dung Arnolfini,” 1434. (Ảnh: Bảo tàng Quốc gia – Wikimedia Commons)

Gần 100 năm trước danh họa Leonardo da Vinci (1452-1519) hoàn thành họa phẩm Mona Lisa, qua đó, định hình chuẩn mực cho dòng tranh chân dung hiện thực sử dụng chất liệu sơn dầu. Sinh ra tại Bỉ, danh họa Jan van Eyck (1390-1441) là một trong những cây cọ tiên phong cho dòng tranh sơn dầu, nổi tiếng với các tác phẩm chi tiết và tỉ mẩn.

Tác phẩm nổi bật nhất của ông mang tên ‘Chân dung Arnolfini’ được coi là một trong những biểu tượng của hội họa Phục hưng, nó truyền tải một cách đầy đủ và khéo léo những quan niệm mỹ học bên cạnh những tiến bộ về kỹ thuật của hội họa Phục hưng. Một trong số đó là xu hướng sử dụng bảng màu táo bạo cùng việc lồng ghép các chi tiết ẩn dụ, phục vụ mục đích truyền tải câu chuyện qua bức tranh.

Vậy điều gì đã làm nên sự thành công trong sự nghiệp hội họa của Van Eyck? Vì sao ‘Chân dung Arnolfini’ được đánh giá là một tác phẩm biểu tượng đỉnh cao của giai đoạn Phục hưng? Hãy cùng Designs.vn khám phá ngay trong bài viết này.

Hội họa Phục hưng Bắc Âu và Jan van Eyck

Jan Van Eyck, “Chân dung tự họa,” 1433. (Ảnh: Bảo tàng Quốc gia – Wikimedia Commons)

Vào thế kỷ 15, khi mà văn nghệ sĩ Phục hưng Ý đang nỗ lực hồi sinh cổ điển, hội họa Phục hưng Bắc Âu đã cuốn hút các giới nghệ sĩ ở phương Bắc, từ các quốc gia như Bỉ, Đức, Pháp, và Anh. Tương tự các người đồng nghiệp ở phương Nam, họ cũng khai thác chủ nghĩa hiện thực nhưng lại tập trung vào hội họa và nghệ thuật in khắc.

Và họa sĩ Jan van Eyck được đánh giá là một trong những cây cọ xuất sắc nhất của giai đoạn Phục hưng Bắc Âu. Trong suốt sự nghiệp của mình, ông đã thực hiện rất nhiều tác phẩm mang đậm tính chất tôn giáo. Mặc dù tranh dầu thường không được bền và các tác phẩm Van Eyck không tránh khỏi việc bị tàn phá theo thời gian, danh họa vẫn được đón nhận nồng nhiệt bởi ông là một trong những người đầu tiên khai thác được giá trị của màu sắc và chủ đề hiện thực.

Jan van Eyck và Hubert van Eyck, “Ghent Altarpiece,” 1432

Nhiều người tin rằng Đa Liên Họa là một trong những kiệt tác đầu tiên của ông trong dòng tranh sơn dầu. Van Eyck và em trai Hubert (cũng là một họa sĩ) đã phải mất tới 10 năm ròng rã để hoàn thành tác phẩm. Bức tranh phản đối sự lý tưởng hóa trong hội họa Trung cổ để hướng tới hội họa hiện thực bắt nguồn từ những khám phá về khoa học tự nhiên.

Quá trình thực hiện tác phẩm ‘Chân dung Arnolfini’

Jan Van Eyck, “Chân dung Arnolfini,” 1434. (Ảnh: Bảo tàng Quốc gia – Wikimedia Commons)

Vào năm 1434, khoảng một năm sau khi hoàn thành Đa Liên Họa, Van Eyck bắt tay vào thực hiện tác phẩm ‘Chân dung Arnolfini’ hay còn được biết đến với tên gọi ‘Đám cưới của Arnolfini’. Bức tranh phác họa một thương nhân giàu có – Giovanni di Nicolau di Arnolfini và người vợ mới cưới của ông trong một căn phòng xa hoa lộng lẫy – thể hiện sự giàu có của cặp đôi.

Ngay từ cái nhìn đầu tiên, ‘Chân dung Arnolfini’ đã gây ấn tượng mạnh với người thưởng thức bởi những màu sắc táo bạo và nổi bật. Phía bên trái là người đàn ông đang khoác trên mình tấm áo choàng dày dặn màu xanh đen với phần cổ lông cách điệu, phía bên phải là người vợ của ông trong chiếc đầm ngọc lục bảo với phần ống tay nổi bật. Mỗi chi tiết từ quần áo tới trang sức của hai nhân vật chính đều nổi bật trên bức vẽ.

Để đạt được chiều sâu trong màu sắc, Van Eyck sử dụng kỹ thuật wet-on-wet – quết chồng từng lớp màu nước khi lớp trước đó đã khô. Kỹ thuật này cho phép ông tán màu một cách dễ dàng hơn và tạo hiệu ứng đa chiều cho hình ảnh. Ngoài ra, ông còn tạo hiệu ứng trong mờ để tạo sự chân thực cho hình vẽ, đồng thời, lột tả sự xa hoa của ngôi nhà.

Hình tượng xuất hiện trong bức họa

Hình ảnh chi tiết đôi bàn tay nắm lấy nhau (Ảnh: Bảo tàng Quốc gia – Wikimedia Commons)

Mặc dù danh tính của các nhân vật không được tiết lộ, qua bộ trang phục của người phụ nữ, ta có thể đoán được rằng hai nhân vật chính xuất hiện trong tranh là một cặp đôi mới cưới, bởi phụ nữ ở thế kỷ 15 chỉ cuốn tóc lên khi đã lập gia đình. Thế nhưng trái ngược với những gì mọi người nghĩ, người phụ nữ trong tranh không mang thai mà chỉ đang giữ chiếc váy dài xếp nếp, một tục lệ đương thời.

Tuy nhiên, hình ảnh đôi bàn tay nắm lấy nhau vẫn là một chi tiết gây nhiều trong giới học giả. Một số cho rằng chi tiết đó tượng trưng cho hợp đồng hôn nhân trong khi một số khác tin rằng nó thể hiện sự ưng thuận của người đàn ông cho phép người vợ thay mặt mình trao đổi công việc.

Hình ảnh chi tiết chiếc gương lồi (Ảnh: Bảo tàng Quốc gia – Wikimedia Commons)

Phần lớn đồ vật trong căn phòng – từ chiếc đèn chùm, tấm vải nhuộm, cho tới thực phẩm nhập khẩu thể hiện sự giàu có của cặp đôi. Phía sau căn phòng là một chiếc gương lồi phản chiếu hình ảnh phản chiếu hai nhân vật khác, một trong đó nhìn khá giống Van Eyck. Một số người cho rằng chiếc gương tượng trưng cho đôi mắt của Chúa đang quan sát khung cảnh.

Phía bên trên chiếc gương là một dòng chữ Latin cách điệu ‘Jan van Eyck đã ở đây vào năm 1434’. Dòng chữ một lần nữa khẳng định sự có mặt của tác giả trong tác phẩm của chính ông.

Lời nhắn của Jan van Eyck: “Jan van Eyck đã từng ở đây vào năm 1434” (Ảnh: Bảo tàng Quốc gia – Wikimedia Commons)

Lựa chọn màu sắc của Van Eyck cũng được cho là đều mang ý nghĩa hàm ẩn. Chiếc váy màu xanh của người phụ nữ tượng trưng cho hy vọng, có thể là mang bầu. Trong khi đó, tấm rèm đỏ và chiếc gối tựa ngụ ý sự thân mật của cặp đôi. Phía dưới là một chú chó nhỏ biểu trưng cho sự chung thủy.

Hình ảnh chi tiết chú chó chon (Ảnh: Bảo tàng Quốc gia Wikimedia Commons)

Nhìn một cách tổng thể, ‘Chân dung Arnolfini’ khắc họa một đôi vợ chồng giàu có, đồng thời phô diễn kỹ thuật sử dụng màu sắc, không gian, cùng lối kể chuyện thông minh, khéo léo của Van Eyck – một trong những gương mặt xuất sắc nhất của hội họa Phục hưng.

NGUỒN:MYMODERNMET/DESIGNS.SINHVU/SINHVU.COM