Kinh nghiệmThiết kế

Bí quyết tạo concept dành cho nghệ sĩ (phần 1)

By 19 Tháng Năm, 2020 Tháng Năm 21st, 2020 No Comments

Nhiệm vụ chính của một nghệ sĩ phát triển thị giác khi làm việc với animation là concept hóa, thiết kế và tạo nên một thế giới chân thực mà các nhân vật sống trong đó. Tuy nhiên, sự thành công của khái niệm về môi trường này không chỉ dựa trên kỹ năng phác thảo của nghệ sĩ – nó là cả một quy trình khép kín nhằm tạo ra sản phẩm cuối cùng hiệu quả.

Phát triển thiết kế thị giác đơn giản là sự cải tiến hình ảnh từ ý tưởng cho đến sản phẩm cuối cùng. Bởi vậy, điều quan trọng là phải kiến tạo các tác phẩm nghệ thuật theo tiến trình: Concept, thiết kế, kỹ thuật. Nếu nghĩ yếu tố kỹ thuật là chìa khóa thành công của tác phẩm nghệ thuật thì bạn đã hoàn toàn bỏ lỡ phần mấu chốt.

Dưới đây là những bí quyết để hướng đến một quá trình thành công trong việc tạo ra một concept đủ mạnh và tác phẩm ấn tượng.

1. Concept nghệ thuật = Concept + nghệ thuật

Ở đây, nhân vật chính là nhu cầu thiết kế, còn nhân vật phụ là mong muốn thiết kế

Concept nghệ thuật không chỉ là về tính sử thi hay cách thể hiện rất đẹp của nó. Nó là một tác phẩm nghệ thuật hình thành từ một quá trình thiết kế, bắt nguồn từ một ý tưởng hỗ trợ câu chuyện. Như vậy, sự tiên phong của concept có thể được nhận biết thông qua: nhu cầu và mong muốn. Phải concept hóa những gì mà câu chuyện cần trước tiên. Tiếp đó, nghệ sĩ sẽ đề xuất mong muốn thiết kế để tập trung và hỗ trợ cho câu chuyện đó.

Giống như trong hình ảnh trên đây, nhu cầu của bức tranh là tạo ra một nàng tiên theo phong cách phương Đông và khung cảnh huyền diệu xung quanh nàng. Nhân vật phụ là một mong muốn thiết kế, nhằm thể hiện tỉ lệ và chiều không gian. Lựa chọn thiết kế của nhân vật phụ đã tạo ra một ái lực và sự gần gũi tương quan giữa hai nhân vật.

2. Chủ động nghiên cứu

Phác thảo trong khi thực hiện quá trình nghiên cứu để bạn không bị nhấn chìm trong đống tài liệu tham chiếu

Nghiên cứu nhằm tạo tính xác thực trong quá trình thiết kế, từ concept tới sản phẩm cuối cùng. Tương tự một câu ngạn ngữ cũ về việc biết các quy tắc trước khi ai đó phá vỡ chúng, phải biết điều gì là thật trước khi chúng ta có thể thiết kế, hoặc tái thiết kế, một đối tượng hoặc môi trường.

Việc nghiên cứu mang lại một tầm nhìn về công năng. Điều khiến nó trở nên linh động là khi tôi bắt đầu phác thảo và tạo ra những bức hình nhỏ trong khi nghiên cứu. Điều này giúp tôi khỏi bị sa lầy trong tài liệu tham khảo. Tôi tin tưởng bản năng nghệ thuật của mình khi tôi đạt được mục tiêu thiết kế từ các tài liệu tham khảo, và tôi ngừng việc tìm kiếm nhiều hơn nữa và bắt đầu phác thảo. Cách tiếp cận của tôi với thiết kế được cải thiện bằng cách làm điều này.

03. Tư duy trong hộp

Cách kể chuyện trong và ngoài hộp của câu chuyện Titanic

Với vai trò nghệ sĩ phát triển hình ảnh và thiết kế concept, chúng ta luôn được khuyến khích phải tư duy ngoài hộp. Nhưng tôi tin rằng nó chỉ khả quan nếu nhà thiết kế biết được những gì ở bên trong hộp. Và không chỉ biết cái gì bên trong, mà còn hiểu cách vận hành của những đối tượng bên trong hộp.

Qua nhiều năm tôi đã học được rằng đừng bước ra ngoài hộp khi mà những gì bên trong hộp vẫn đang hoạt động tốt. Đến cuối cùng, việc làm thể nào để kể câu chuyện/ý tưởng một cách hiệu quả hơn sẽ ảnh hướng đến lựa chọn thiết kế của bạn, hơn là liệu nó có là một ý tưởng an toàn hay đột phá.

Những phác thảo nhanh trên mang đến cho tôi 2 định hướng kể lại câu chuyện Titanic. Hình thứ nhất là cách kể trong hộp, với một câu chuyện đúng theo nghĩa đen về tình thế dưới nước của nó. Ngoài ra, tôi có thể sử dụng lựa chọn bên ngoài hộp bằng cách tạo ra một hình ảnh kề nhau được cho là mô tả con tàu và tình hình hiện tại của nó, được gói gọn vào một khung cảnh cổ điển trong chai.

04. Thả lỏng để thiết kế

Thiết kế bằng cánh tay nhưng vẽ bằng cổ tay

Một nguyên tắc quan trọng tôi học được qua thời gian là thiết kế bằng cánh tay và vẽ bằng cổ tay. Đây là một cách cân bằng linh động giữa thả lỏng và kiểm soát cổ tay, cũng như giữa tự do và cưỡng chế trong tìm kiếm đúng ngôn ngữ thiết kế khi cánh tay chuyển động một cách lỏng lẻo. Khi tôi trở nên lười biếng và thả lỏng cánh tay, bức vẽ có xu hướng tĩnh và vô hồn.

Những hình ảnh này là từ một quy trình giới thiệu 90 phút trong một hội thảo trực tiếp. Bức canvas 18×24 inch mang đến một sự linh hoạt nhất định cho cánh tay tôi. Sau đó, tôi chụp một bức ảnh iPhone có độ phân giải cao và chuyển tệp này sang Photoshop để chỉnh độ sáng và lên màu.

05. Hiểu rõ các thành phần thiết kế

Phối cảnh, dàn dựng và độ sáng là chìa khóa cho tác phẩm tốt

Nắm bắt bố cục rất quan trọng đối với sức mạnh cấu trúc của thiết kế. Thiết kế không chỉ là thuật ngữ độc lập nhằm đơn giản mô tả một sự sắp xếp các khuôn mẫu và hình dạng. Thay vào đó, cần hiểu rõ rằng thiết kế là phối cảnh, độ sáng, dàn dựng và sắp xếp màu sắc một cách hài hòa, nhằm kể câu chuyện hoặc ý tưởng một cách hiệu quả hơn.

Phối cảnh phụ thuộc vào vị trí của camera và loại ống kính được sử dụng. Độ sáng thể hiện bởi sự ứng dụng ánh sáng. Dàn dựng là sự sắp xếp các thành phần khác nhau trong bức tranh, sử dụng sự kết hợp giữa hình dạng, kích cỡ, và các lớp nhằm tạo chiều sâu, không gian và sự cân bằng. Màu sắc là sự hài hòa giữa bảng màu và nhiệt độ.

06. Ứng dụng bối cảnh


Một bức ảnh góc cao cho thấy sự hiên ngang, sức mạnh, lòng tự tin và tinh thần lãnh đạo, trong khi một bức ngang tầm mắt lại mang lại nhận thức về tính thông thường, trung lập, và tính tương quan của nó, và một bức góc thấp lại mang đến cảm giác dễ tổn thương, yếu đuối, hiểm nguy và cô độc.

Sự phối cảnh có một hiệu ứng tâm lý rất mạnh lên nhận thức của người xem. Trên đây, các vị trí đặt camera khác nhau của cùng một đối tượng và môi trường mang lại những nhận thức khác nhau cho người xem. Điểm nhìn chính là mắt của họ.

07. Chơi đùa với cảm nhận của người xem

Ý tưởng ban đầu của tôi cho bức hình này là đặt chủ thể nam vào cùng khoảng cách từ máy ảnh, nhưng ở ngay bên dưới cầu nơi cô gái đang đứng. Tuy nhiên, điều này mang đến ấn tượng rằng anh ta đã chạm tới điểm đến của mình. Vậy nên thay vào đó, tôi dịch chuyển anh ấy một chút sang trái để thấy rằng anh ta chưa hoàn thành hành trình của mình, nhưng đã gần như sẽ cập bến sớm thôi. Nó cũng giúp tạo nên cảm nhận về sự dịch chuyển trong bức vẽ.

Thẩm mỹ thị giác là việc nghiên cứu các các thành phần sáng tạo (Độ sáng, phối cảnh, dàn dựng và màu sắc) tương tác với nhau và cách người xem phản hồi lại chúng. Sẽ là không đủ nếu chỉ hiểu về các thành phần và mong muốn trở thành một người kể chuyện bằng hình ảnh khéo léo. Quan trọng hơn là phải hiểu về cảm nhận – người xem sẽ đánh giá như thế nào.

Sử dụng các thành phần không đúng cách sẽ thể hiện trong nhận thức có chọn lọc của người xem. Nhận thức có chọn lọc lại thể hiện trong bối cảnh có chọn lọc. Và bối cảnh có chọn lọc nghĩa là người xem sẽ có những diễn giải khác nhau cho câu chuyện/ý tưởng. Còn khi ứng dụng thẩm mỹ thị giác đúng cách, những lựa chọn thiết kế sẽ trở thành định hướng có chủ ý và chỉ dẫn cho nhận thức dự định.

Khi nghệ sĩ kiểm soát tầm nhìn một cách có chọn lọc, thông điệp thị giác sẽ trở thành tính chủ quan. Chủ quan nghĩa là nhận thức có kiểm soát. Nhận thức có kiểm soát thể hiện trong bối cảnh có kiểm soát, và điều đó có nghĩa là người xem sẽ có một diễn giải riêng lẻ về câu chuyện/ý tưởng.

08. Hiểu rõ nguyên tắc của độ sáng

Việc điều chỉnh giá trị màu (độ sáng) của bạn quyết định thành công của các thành phần màu sắc của tác phẩm

Độ sáng là mức độ sáng hoặc tối của một màu. Mỗi màu có một giá trị tương ứng và mức độ sáng tối của nó phụ thuộc vào lượng ánh sáng áp dụng vào màu đó. Có 3 nguyên tắc quan trọng về độ sáng tối là:

1. Nó kiểm soát các tiêu điểm – thường là các vùng sáng nhất, tương phản cao nhất, hay khi một giá trị chiếm ưu thế bao quanh một giá trị ngược lại

2. Độ sáng tối mang lại ảo giác về dạng không gian 3 chiều, khi nó thể hiện bề mặt được chiếu bởi ánh sáng và bề mặt bên dưới bóng đổ

3. Độ sáng tối tạo ảo giác về chiều sâu (Sự thay đổi phạm vi của bóng tối và ánh sáng tạo ra khoảng cách)

Nhận thức về tâm trạng hay cảm xúc của câu chuyện được kể được thiết lập với ánh sáng được chuyển đổi vào các giá trị màu. Thành công của thành phần màu phụ thuộc vào thành phần giá trị màu (độ sáng).

NGUỒN:CREATIVEBLOQ.COM/DESIGNS.SINHVU/SINHVU.COM